Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã cho biết rằng nguồn cung chip máy tính của nước này đã giảm xuống mức thấp đến báo động, qua đó, các nhà máy có khả năng cao hơn sẽ ngừng hoạt động.
Đặc biệt, chip được sử dụng trong sản xuất ô tô và thiết bị y tế rất khan hiếm.
Qua đó, chính quyền Biden trích dẫn kết quả này và kêu gọi Quốc hội hãy phê duyệt đạo luật đã bị đình trệ lâu về việc cung cấp 52 tỷ USD cho sản xuất chất bán dẫn trong nước.
Bộ trưởng Thương mại là Gina Raimondo cho biết rằng chuỗi cung ứng chất bán dẫn vẫn còn rất dễ bị gián đoạn và điều cần thiết là Quốc hội phải phê duyệt kế hoạch tài trợ chip càng sớm càng tốt. Ông nhấn mạnh rằng giải pháp duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng chip về mặt lâu dài là xây dựng lại năng lực sản xuất trong nước bởi nhu cầu sử dụng chip tăng mạnh và nhu cầu cao trong việc sử dụng đầy đủ các cơ sở sản xuất hiện có.
Tình trạng thiếu chip đã làm gián đoạn sản xuất ô tô và làm tăng giá ô tô lên, điều đó là yếu tố góp phần đáng kể vào việc giá tiêu dùng tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái và cũng gây mức lạm phát cao nhất trong 4 thập kỷ. Tuy nhiên, phải mất nhiều năm nữa các nhà máy sản xuất chất bán dẫn mới bắt đầu đi vào hoạt động.
Theo các nhà phân tích theo dõi ngành công nghiệp này, chất bán dẫn sẽ tiếp tục bị thiếu hụt trong thời gian tới. Ngày nay, hầu như mọi thiết bị đều cần phải có chip bên trong, từ máy PlayStation 5 đến bàn chải đánh răng, máy giặt và đồng hồ báo thức. Tuy nhiên, nhu cầu chip không ngừng tăng và cũng không có dấu hiệu giảm bớt, cuộc khủng hoảng chip bán dẫn được nhiều người gọi là “chipageddon”.
Glenn O’Donnell là phó giám đốc nghiên cứu của công ty cố vấn Forrester, ông tin rằng tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn có thể kéo dài đến năm 2023. Ông chi sẻ trên blog của ông rằng nhu cầu vẫn còn cao và nguồn cung thì bị hạn chế thì sự thiếu hụt chất bán dẫn sẽ kéo hết năm 2022 và sang năm 2023.
Bài: Hào – Theo USNews