VN-Index đang khởi đầu phiên giao dịch tương đối tích cực với sự hỗ trợ của nhóm các cổ phiếu ngành ngân hàng. HNX-Index tuy không tăng mạnh nhưng cũng đang giao dịch trên mốc tham chiếu.
VN-Index đang có sự áp đảo lớn của bên mua, với 25 mã tăng giá, 3 mã tham chiếu và chỉ 3 mã giao dịch trong sắc đó. Bộ đôi ngân hàng VCB và BID đang dẫn dắt đà tăng của VN30, khi tăng tốt quanh mức 2%. Ngoài ra, sắc xanh còn hiện diện ở GVR, KDH, BVH và GAS. Hiện tại, chỉ có NVL, VIC và HPG là đang giao dịch giảm nhẹ, nhưng mức giảm chỉ khoảng 0.5%.
Credit: Vietstock Finance
Cổ phiếu có tác động tích cực nhất tới thị trường đang là VCB, BID và GAS, khi cùng nhau kéo VN-Index tăng thêm hơn 4 điểm. Ở bên chiều ngược lại, chỉ riêng NVL đã kéo thị trường xuống gần 1 điểm giảm.
Rổ VN30, sắc xanh tiếp tục chiếm ưu thế với 22 mã tăng, 6 mã giảm và 2 mã đứng giá. Cổ phiếu GVR là mã đang tạm dẫn đầu đà tăng với mức tăng hơn 2%. Theo sau là các mã BID, GAS, KDH. Ở chiều ngược lại, VIC, TPB, NVL là những mã giảm giá mạnh nhất.
Credit: Vietstock Finance
Nhóm chế biến thủy sản đang là một trong những ngành tăng điểm mạnh nhất trong phiên. IDI có phiên hồi phục thứ 2 liên tiếp sau giai đoạn giảm mạnh trước đó. Hiện cổ phiếu này đang hiện sắc tím tích cực. Các cổ phiếu khác cùng ngành như VHC tăng hơn 1%, ANV, CMX và ACL cùng nhau tăng gần 1%.
Bên mua đang chiếm ưu thế trong ngành vật liệu xây dựng. Nhóm cổ phiếu thép cùng hiện sắc xanh tích cực. Cụ thể, HSG tiến tốt hơn 2%, POM và NKG tăng trung bình trên 1%, ông lớn HPG nhích nhẹ lên trên mức tham chiếu với mức tăng gần 1%. Nhóm cổ phiếu xi măng như HT1, BCC cũng tăng tốt lần lượt ở mức 0.77 và 2.17%.
Ở nhóm nông – lâm – ngư nghiệp, bộ đôi HNG và HAG đang giao dịch rất sôi động. Trong khi HAG đang leo dốc tăng trần thì HNG cũng có cho mình mức tăng ấn tượng 6.37%. Trong nhóm, BAF và SJF cũng đang tăng hết biên độ, ASM tiến tốt gần 4%, APC tăng giá nhẹ.
Ngành chế biến thủy sản đang là một trong những ngành có mức tăng mạnh nhất trên thị trường. Cổ phiếu VHC đang tăng 1.56%, với thông tin sẽ chia cổ tức tiền mặt ở mức 20%. Cổ phiếu ANV, CMX, ACL hay IDI cũng giao dịch trong sắc xanh.
Khối ngoại mua ròng trở lại trong tuần qua
Cụ thể, khối ngoại trên toàn thị trường mua vào 158 triệu cổ phiếu, trị giá 6.860 tỷ đồng, trong khi bán ra 153 triệu cổ phiếu, trị giá 6.499 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng ở mức 4,6 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng là 361 tỷ đồng, cắt mạch chuỗi 5 tuần bán ròng liên tiếp.
Trên sàn HOSE, theo dữ liệu của MBS, khối ngoại đã mua ròng đạt 373 tỷ đồng; lũy kế kể từ đầu năm đến nay, khối ngoại bán ròng 59.538 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng 14/20 nhóm ngành so với 7/20 ở tuần trước đó, các nhóm cổ phiếu được khối ngoại mua ròng là: Vingroup, chứng khoán, hóa chất, bảo hiểm,….
Đối với nhóm ETF, tuần vừa qua khối ngoại bán ròng ở nhóm VNDiamond trong khi mua ròng trở lại nhóm VNFinLead và VNFinSelect.
Tại sàn HOSE, khối ngoại mua ròng mạnh nhất bộ 3 cổ phiếu “họ Vingroup”. Cụ thể, VHM được mua ròng 5,4 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt 436 tỷ đồng. Tiếp theo là VRE được mua ròng 4,88 triệu đơn vị, tổng giá trị đạt 147,4 tỷ đồng và VIC được mua ròng 119 tỷ đồng. Đứng ở vị trí tiếp theo là cặp đôi chứng khoán gồm SSI được mua ròng 92,6 tỷ đồng (1,84 triệu đơn vị) và VCI được mua ròng 91,2 tỷ đồng (1,24 triệu đơn vị). Trái lại, cổ phiếu HPG bị bán ròng mạnh nhất về giá trị, đạt 313,9 tỷ đồng, tương đương khối lượng hơn 6,67 triệu đơn vị. Trong khi đó, TCH dẫn đầu danh mục bị bán ròng mạnh về khối lượng, đạt 10,26 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt 223,8 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng mạnh nhất IDC với giá trị đạt 16,8 tỷ đồng, tương đương khối lượng đạt 190.400 đơn vị. Tiếp theo là PVI được mua ròng 13,5 tỷ đồng, tương đương khối lượng đạt 285.650 đơn vị. Còn xét về khối lượng, cổ phiếu NDN dẫn đầu danh mục được mua ròng mạnh, đạt 533.720 đơn vị, giá trị tương ứng 10,6 tỷ đồng. Mặt khác, DL1 bị bán ròng mạnh nhất về khối lượng, đạt 964.350 đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt 12,2 tỷ đồng.
Ở sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng mạnh nhất MCM với khối lượng đạt 206.000 đơn vị, với tổng giá trị mua ròng đạt 12,3 tỷ đồng. Còn QNS dẫn đầu danh mục bị bán ròng mạnh với khối lượng đạt 511.900 đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt 25,1 tỷ đồng.
Bài: Thu Thảo – Tổng hợp