Thị trường chứng khoán Mỹ lập kỷ lục mới
Trong ngày 3/11, thị trường Mỹ lập kỷ lục mới trong phiên sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) chính thức đưa ra tuyên bố về chính sách tiền tệ nhằm hãm lại đà mua trái phiếu.
Khi kết thúc phiên, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 104,95 điểm lên 36.157,5 điểm. Trong phiên đã có lúc chỉ số mất hơn 160 điểm. Ở mức chốt phiên, Dow Jones lập thêm kỷ lục mới. Chỉ số S&P 500 tăng 0,65% lên 4.660,5 điểm và chốt ở mức cao nhất trong lịch sử. Chỉ số Nasdaq tăng 1% lên 15.811,5 điểm. Đây là phiên thứ 4 liên tiếp cả 4 chỉ số đóng cửa ở mức cao kỷ lục mới.
Fed công bố bắt đầu giảm quy mô chương trình mua trái phiếu ngay trong tháng này, mức giảm 15 tỷ USD một tháng. Với tốc độ thu hẹp đó, vào giữa năm sau, Fed sẽ chấm dứt chương trình nới lỏng định lượng . Mức độ giảm quy mô và lộ trình như vậy đúng với kỳ vọng của các chuyên gia. Dù vậy, Fed công bố sẽ chuẩn bị điều chỉnh tốc độ mua trái phiếu tiếp theo nếu tình hình cho phép.
Ngân hàng Trung ương Mỹ đồng thời thay đổi quan điểm về lạm phát. Fed thừa nhận rằng việc giá cả tăng đã diễn ra nhanh và kéo dài hơn so với tính toán trước đây. Tuy nhiên, Fed vẫn cho rằng tình hình giá cả tăng như hiện tại chỉ mang tính thời điểm, và vẫn có thể tăng lãi suất vào thời điểm sau này.
2,3 tỷ USD đổ vào chứng khoán trong một phiên
Tổng thanh khoản sàn TP HCM và Hà Nội ngày 3/11 đạt hơn 52.000 tỷ đồng, nếu tính cả sàn Hà Nội (HNX và UPCoM) thì giá trị giao dịch chứng khoán đạt gần 52.150 tỷ đồng, tương ứng khoảng 2,3 tỷ USD, đánh dấu kỷ lục mới của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Riêng sàn TP HCM, giá trị giao dịch 3/11 lên đến 43.200 tỷ đồng, tăng trên 14.000 tỷ đồng so với ngày trước đó 2/11, cũng là phiên có thanh khoản cao nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam, xô đổ kỷ lục cũ 38.350 tỷ đồng được thiết lập ngày 20/8.
Áp lực chốt lời tại các cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ rất lớn, kéo theo một cuộc đổi trụ quyết liệt. VN-Index đi lên đầu phiên, nhưng đến gần giờ nghỉ trưa đột ngột đảo chiều. Chỉ số chao đảo quanh tham chiếu trong phiên chiều trước khi đóng cửa tại 1.444,3 điểm, giảm hơn 8 điểm bất chấp chỉ số đại diện cho rổ vốn hoá lớn tăng mạnh.
Cổ phiếu bất động sản và hạ tầng chịu áp lực bán tháo sau nhiều phiên đóng vai trò dẫn dắt thị trường. Hàng loạt mã trụ của nhóm này như VHM, NVL, NLG, KBC giảm từ 3% đến hết biên độ. Một số mã có chuỗi tăng ấn tượng gần đây như HDC, HDG, TDC, ITA… đột ngột tăng trong phiên sáng rồi lại giảm sàn trong phiên chiều, sau đó chốt phiên trong tình trạng không có bên mua.
Thị trường chìm trong sắc đỏ với 328 cổ phiếu đóng cửa dưới tham chiếu, nhiều hơn cổ phiếu tăng điểm gần 200 mã, khi các nhóm cổ phiếu khác như chứng khoán, dầu khí, thép, phân bón, cảng biển… cũng bị bán mạnh, dù biên độ giảm không lớn
Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư trở lại cổ phiếu ngân hàng nên tất cả mã thuộc nhóm này đang niêm yết trên sàn TP HCM đều tăng điểm. 9 trong 10 cổ phiếu đóng góp nhiều nhất cho VN-Index đều thuộc nhóm ngân hàng, trừ SAB. Biên độ tăng phổ biến là 2% trở lên, trong đó OCB và LPB cùng chạm trần trong tình trạng không có bên bán.
Nhóm tài chính có giá trị giao dịch lớn nhất với 10.300 tỷ đồng, tiếp đến là bất động sản gần 8.250 tỷ đồng, công nghiệp 7.500 tỷ và nguyên vật liệu 6.200 tỷ đồng. Ngày 3/11 có 5 cổ phiếu đạt thanh khoản trên 1.000 tỷ đồng. Đứng đầu danh sách này là TCB gần 2.180 tỷ đồng, tương ứng gần 40 triệu cổ phiếu được sang. Các mã còn lại là HPG, DIG, KBC và STB.
Nhà đầu tư nước ngoài giải ngân tiền nhiều vào các mã vốn hoá lớn như HPG, HDB, VCB, VNM, VHM. Giá trị mua vào của nhóm này hơn 1.800 tỷ đồng trong khi bán ra xấp xỉ 1.540 tỷ đồng.
Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 04/11
Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.
2 phiên
3 phiên
4 phiên
5 phiên
Giao dịch nhiều
*Danh sách các mã tăng, giảm giá nhiều nhất xét đến khối lượng giao dịch trên 10.000 giao dịch.