2022 là một năm tồi tệ đối với sức khỏe nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán thế giới khi phải hứng chịu tác động của một loạt vấn đề, từ cuộc chiến ở Ucraina, chính sách cứng rắn với COVID-19 và khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc, đến chính sách thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Những điều này sẽ khiến tăng trưởng toàn cầu trong năm nay giảm xuống còn 3,1%, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng phục hồi 4,7% mà các nhà kinh tế đưa ra hồi đầu năm. Tuy nhiên, chắc chắn năm 2023 sẽ còn u ám hơn, và có những ảnh hướng đáng kể tới Chứng khoán thế giới.
Hiệu ứng domino trong ngành ngân hàng Mỹ có thể xảy ra?
Vụ sụp đổ lớn thứ 2 trong lịch sử ngân hàng Mỹ đã xảy ra vào ngày 10/3 vừa qua. Trong vòng 48 tiếng, ngân hàng Silicon Valley (SVB) đã khiến giới công nghệ ở Mỹ bàng hoàng. SVB là ngân hàng có 40 năm hoạt động tại Mỹ, chuyên cho vay đối với các công ty khởi nghiệp start-up trong lĩnh vực công nghê.
Sự sụp đổ này buộc các nhà chức trách Mỹ phải công bố các biện pháp khẩn cấp nhằm bảo vệ người gửi tiền tại SVB, nhằm tránh hiện tượng hoảng loạn trên thị trường. Không chỉ vậy, 2 ngân hàng khác là Silvergate Bank và Signature Bank (SB) cũng rơi vào khủng hoảng. Hai ngày sau vụ sụp đổ của SVB, vào ngày Chủ nhật (12/3), nhà chức trách bang New York vội vã tiếp quản ngân hàng tiền ảo khổng lồ Signature
Bank (SB) để ngăn chặn rủi ro hệ thống trong bối cảnh niềm tin giảm sút. Trước đó ngày 8/3, ngân hàng tiền ảo lớn khác là Silvergate Capital cũng tuyên bố đóng cửa.
Moody’s Investors Service đã hạ tín nhiệm ngân hàng ở Mỹ xuống mức “tiêu cực”. Họ nhận định các vụ rút tiền ồ ạt tại 3 ngân hàng trong tháng 3 phản ánh sự xấu đi nhanh chóng trong môi trường vận hành của hệ thống ngân hàng Mỹ. Đơn vị này cũng nhận định các ngân hàng ở Mỹ sẽ suy giảm mạnh lợi nhuận do phải đối mặt với lãi suất tiền gửi tăng mạnh. Tác động mạnh nhất sẽ rơi vào những ngân hàng có tỉ trọng nắm
giữ trái phiếu lớn hơn.
Một số chuyên gia cũng cảnh báo vụ khủng hoảng có thể đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái trong năm nay. Nhiều chuyện gia dự báo, nền kinh tế Mỹ sẽ chững lại trong hai đến ba quý tới do tác động của vụ sụp đổ các ngân hàng cùng ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ bị siết chặt và nợ hộ gia đình đang tăng nhanh.
Mùa đông kinh tế đã đến châu Âu
Chỉ 3 tuần sau khi nhậm chức, Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã đối mặt với một bài toán khó: nền kinh tế Anh đang suy thoái. Lạm phát tháng 10 tại Anh tăng lên mức 11.1%, cao nhất trong 41 năm. Không chỉ riêng Anh, lạm phát ở nhiều nền kinh tế khu vực châu Âu lúc này đã chạm đến mức 2 con số, theo những công bố mới nhất cuối tuần này. Lạm phát, lãi suất, tỷ giá, thiếu hụt lương thực và khí đốt đang là câu chuyện trung tâm của mọi quyết sách điều hành vĩ mô trong cả năm nay tại lục địa cũ.
“Lạm phát cao đang làm suy yếu tăng trưởng, và tác động nặng nề nhất tới những nhóm người nghèo nhất trong nền kinh tế. Đó là lý do tại sao các ngân hàng trung ương cần phải can thiệp chính sách nhằm kìm hãm lạm phát. Thời gian qua, các ngân hàng trung ương tăng lãi suất để đạt tới một mức lãi suất phù hợp kiềm chế lạm phát, nhưng ở hầu hết các quốc gia, chúng ta vẫn chưa đạt tới mức cần thiết này.” Bà Kristalina Georgieva, Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết. Nhiều tháng nay, Ngân hàng Trung Ương châu Âu (ECB) liên tục nhấn mạnh, mục tiêu điều hành của mình là nâng lãi suất lên một mức trung tính, tức là không thúc đẩy nhưng cũng không hạn chế tăng trưởng.
Tuy nhiên, với áp lực từ việc FED tăng lãi suất, nhiều nhà hoạch định chính sách hiện đang ủng hộ một lập trường quyết liệt hơn, cho rằng ECB nên can thiệp mạnh tay hơn để đối phó với áp lực lạm phát. Giám đốc quỹ tiền tệ quốc tế cũng cho rằng, phải đến năm 2024, các động thái điều chỉnh lãi suất trên toàn cầu mới thực sự phát huy hiệu quả tích cực. Điều đó có nghĩa 2023 sẽ là một năm đầy khó khăn đối với châu lục này.
Giảm thanh khoản sẽ là có thể là xu hướng của chứng khoán châu Âu năm 2023., Ông Mahesh Odhrani, Chủ tịch của Công ty tài chính Strategy Wealth Design, cho hay: “Các nhà đầu tư nên tự chuẩn bị tinh thần cho những biến động của thị trường. Và thị trường khó có thể tốt lên trong 6 tháng tới.”
Kiềm chế lạm phát và chiến lược dài hạn giúp củng cố kinh tế và chứng khoán thế giới
Các số liệu thống kê cho thấy, tính đến cuối quý 3/2022, khoảng 90 nền kinh tế trên toàn cầu đã thực hiện 257 lượt tăng lãi suất, cao hơn gấp đôi so với cả năm 2021. Lạm phát toàn cầu đang cho thấy dường như dai dẳng, và khó giải quyết hơn so với dự tính ban đầu. Nhiều ngân hàng trung ương đã phát đi những tín hiệu về việc, sẽ tiếp tục sử dụng công cụ lãi suất để ứng phó lạm phát trong năm tới.
Trước những diễn biến u ám của nền kinh tế thế giới trong năm nay và dự kiến phủ bóng đen sang cả năm sau, giới phân tích tài chính nhận định, để bảo toàn vốn trong thời điểm hiện tại cần phải giảm mạnh tỷ lệ dự trữ ở các kênh đầu tư rủi ro, các tài sản tiêu sản, thậm chí cả các tài sản là tài sản không sinh lời hơn lãi suất ngân hàng. Các hành động quyết liệt được cho là cần thiết, để đảm bảo sự bền vững trong dài hạn. Các vị thể đầu tư sẽ được cân nhắc sau thời điểm FED dừng việc tăng lãi suất.
Thị trường chứng khoán sẽ chạm đáy?
Các nhà đầu tư chuyên nghiệp nhìn thấy 86% khả năng lãi suất của Fed sẽ tăng thêm 1% vào tháng 6 năm 2023, theo CME Group. Trong khi đó, các nhà phân tích Phố Wall dự báo thu nhập của S&P 500 sẽ giảm 1,7% trong quý 4 năm 2022, và chỉ tăng 1,7% trong quý 1 năm 2023.
Bất chấp triển vọng ngắn hạn ảm đạm, S&P 500 đã không tạo ra mức thấp mới trong 52 tuần kể từ khi nó giảm xuống 3.491 vào ngày 13 tháng 10. Cổ phiếu cũng có thể đang hưởng lợi trong ngắn hạn từ cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Hoa Kỳ. Kể từ năm 1945, S&P 500 đã tăng trung bình 6,1% trong quý thứ tư của năm bầu cử giữa nhiệm kỳ và tăng thêm 7,5% trong quý đầu tiên sau đó. Nhưng đây là tin tốt cho các nhà đầu
tư. Thị trường chứng khoán hướng tới tương lai. Nó đánh giá cao sự phục hồi kinh tế và tăng trưởng thu nhập trước rất nhiều.
Sameer Samana, chiến lược gia cấp cao về thị trường toàn cầu tại Viện đầu tư Wells Fargo, cho biết việc Fed chậm lại và cuối cùng kết thúc việc tăng lãi suất sẽ là tín hiệu lạc quan cho các nhà đầu tư vào năm 2023 và sẽ giúp ích cho thị trường chứng khoán từ nhiều góc độ. Kết thúc tăng có nghĩa là bội số có thể ngừng giảm. Theo Samana, từ quan điểm về thu nhập, các đợt tăng ít hơn và cuối cùng là không tăng sẽ làm giảm bớt những khó khăn mà nền kinh tế phải đối mặt trong năm.
Bài: Hà Nguyễn – Tổng hợp