Sau hai năm đi vào có hiệu lực, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình dương (CPTPP) đang nổi lên như một thỏa thuận thương mại hấp dẫn đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Mối quan tâm tham gia CPTPP đang được thúc đẩy bởi một số lý do như:
- Sự gia tăng mối liên kết thương mại, đặc biệt là từ chiều nhập khẩu, đối với Trung Quốc của các thành viên trong và ngoài CPTPP;
- Trong trường hợp của Vương quốc Anh, với nỗ lực vận hành chiến lược “Nước Anh toàn cầu” hậu Brexit.
Tuy nhiên, một lợi ích quan trọng khác là CPTPP có thể trở thành cơ sở cho một thỏa thuận kinh tế kỹ thuật số toàn cầu và hướng tới tương lai. Các ưu thế sẽ được xây dựng dựa trên nền tảng thương mại điện tử mạnh mẽ và ràng buộc của CPTPP, nhất là sau khi tham chiếu các thông lệ tốt từ các thỏa thuận thương mại khác với các điều khoản thương mại kỹ thuật số.
Dự án nghiên cứu của Mỹ đã khảo sát 530 công ty ở Úc, Mexico, Singapore và Việt Nam, tất cả đều đã phê chuẩn hiệp định (kể từ ngày 20 tháng 5 đến ngày 18 tháng 6 năm 2021) về các cơ hội và thách thức đối với họ trong khi phát triển quy mô kinh doanh của mình thông qua thương mại điện tử.
Khảo sát cho thấy các điều khoản thương mại điện tử của CPTPP rất quan trọng đối với nhiều công ty truy cập và tận dụng dữ liệu xuyên biên giới trong hoạt động kinh doanh của họ.
Có tới 65% doanh nghiệp được khảo sát di chuyển dữ liệu qua biên giới; 16% chuyển dữ liệu của các cá nhân nước ngoài; 16% chuyển dữ liệu cho các chi nhánh nước ngoài; và 27% di chuyển dữ liệu từ các nền tảng nước ngoài.
Trong các loại quy mô doanh nghiệp và ngành công nghiệp, các nhà xuất khẩu đặc biệt có khả năng chuyển dữ liệu qua biên giới, bao gồm cả về khách hàng nước ngoài của họ và với các chi nhánh và đối tác kinh doanh nước ngoài. Ngoài ra, 41% các công ty được khảo sát sử dụng dịch vụ điện toán đám mây (có thể ngụ ý truyền dữ liệu chéo) để lưu trữ dữ liệu của họ.
CPTPP đã và đang mang lại những lợi ích mạnh mẽ về đa dạng hóa thị trường, khách hàng mới và tăng trưởng doanh số bán hàng, đặc biệt là đối với các công ty nước thành viên bán hàng trực tuyến và xuất khẩu.
Đối với các công ty lớn, định hướng xuất khẩu đã trả lời rằng họ đã thu được lợi nhuận từ CPTPP: 45% các doanh nghiệp vừa và lớn đã đạt được trên 10% doanh thu xuất khẩu của họ từ khu vực CPTPP; 39% đã đạt được doanh số bán hàng mới; và 36% đã có thể đa dạng hóa sang các thị trường mới. Các công ty xuất khẩu nhỏ hơn báo cáo mức tăng tương tự hoặc thấp hơn một chút, bao gồm cả về đa dạng hóa thị trường (31%) và tiếp cận khách hàng nước ngoài (29%). Các con số này lần lượt tăng lên 51% và 36% đối với những người bán hàng trực tuyến nhỏ bán trên Amazon, Alibaba, Shopee, Lazada và các nền tảng khác và xuất khẩu sang khu vực CPTPP.
Thương mại điện tử không chỉ hấp dẫn doanh nghiệp của các nước thành viên, mà nó còn có khả năng tạo ra sự hấp dẫn to lớn với doanh nghiệp của các quốc gia đang có ý định trở thành thành viên. Việc gia nhập CPTPP có thể mang lại lợi ích cho các công ty xuất khẩu dịch vụ của Philippines, Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ. Xuất khẩu dịch vụ của các thành viên CPTPP tiềm năng khác nhau đã bùng nổ, mở rộng trung bình hàng năm 7% từ năm 2011 đến năm 2018; Xuất khẩu dịch vụ có thể chuyển đổi số trên thực tế đã tăng 10% trong cùng kỳ.
Trong một cuộc khảo sát với 269 doanh nghiệp Philippines và Hàn Quốc về quan điểm của họ về khả năng gia nhập CPTPP, hơn 70% doanh nghiệp xuất khẩu báo cáo đã nghe về CPTPP; trong số này, có tới 45% là các công ty bán hàng trực tuyến đã xuất khẩu sang thị trường CPTPP muốn gia nhập CPTPP để có lượng tăng trưởng khách hàng mới, 41% muốn tăng doanh số xuất khẩu, 39% trả lời là muốn đa dạng hóa sang các thị trường mới, và 29% muốn bán trực tuyến nhiều hơn. Đặc biệt, các công ty Philippines tin rằng hiệp định này cũng có thể thúc đẩy đầu tư trong và ngoài nước. Các công ty Hàn Quốc cũng nhiệt tình với CPTPP – mặc dù Hàn Quốc đã có 17 FTA với 56 quốc gia.
Tuy nhiên, quyền riêng tư dữ liệu, truyền dữ liệu và các quy tắc bảo vệ người tiêu dùng là một trong những thách thức lớn nhất đối với việc xuất khẩu trực tuyến đối với các công ty trong khu vực CPTPP — đặc biệt là trong số các công ty bán hàng trực tuyến có triển vọng nhất. Khoảng 43% trong tổng số 530 doanh nghiệp xuất khẩu được khảo sát đặc biệt lo ngại về các quy tắc bảo mật dữ liệu ở nước ngoài và 32% lo lắng về việc bản địa hóa dữ liệu và các quy tắc bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến phức tạp là những thách thức chính để tăng xuất khẩu của họ. Ngoài ra, các quy tắc bảo vệ người tiêu dùng ở nước ngoài và những lo ngại về quyền sở hữu trí tuệ gây rắc rối cho các công ty.
Phạm Sỹ Thành – Economist