Navigator Business & Entrepreneurs
Columnist CornerMarketsWorld News

Các phần chìm nổi của thị trường xa xỉ phẩm (Kỳ 1) White Market

Nếu nhìn tổng hòa chung thị trường xa xỉ phẩm*** trên toàn cầu, có thể chia ra làm 3 dạng chính: White Market – Grey Market – Black Market. Và một dạng thị trường nhập nhèm chưa được định hình rõ ràng sẽ được kể tiếp bên dưới.

 

WHITE MARKET – Thị trường Trắng (hay còn được hiểu là thị trường sạch sẽ và minh bạch)

 

White Merket vận hành theo nguyên tắc bán buôn trên hóa đơn, thanh toán qua tài khoản ngân hàng xuyên quốc gia và đương nhiên là đóng thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặt biệt và thuế VAT theo quy định hiện hành của nước sở tại.

 

Đây là “lãnh địa” các boutique của các thương hiệu lớn hoặc đại lý ủy quyền hay độc quyền. Và đây cũng là chiến lược chính của các nhãn hàng xa xỉ khi họ muốn phát triển ra một khu vực mới.

 

Điểm đặc trưng nhất của thị trường này là bạn có thể được mua cùng loại sản phẩm với giá cao nhất. Vì ngoài giá thành phẩm, bạn phải trả cho các thể loại thuế, lợi nhuận doanh nghiệp, chi phí cố định, chi phí vận chuyển, hàng tồn kho, lãi suất ngân hàng, và một “mớ” các thứ khác. Cho nên từ “buying price” (giá mua vào) của sản phẩm sẽ cộng thêm ít nhiều tùy mặt hàng.

 

 

Giá trị của thị trường này là cách họ chăm sóc khách hàng, các chính sách ưu đãi đặc biệt hoặc những đặc quyền mà chỉ những khách hàng mua hàng ở boutique chính hãng mới có được. Đơn cử như thương hiệu thời trang Hermes, nếu muốn mua được những dòng sản phẩm đặc biệt, bạn phải là khách hàng đã từng mua một số lượng lớn sản phẩm khác. Điều này khiến những khách hàng sở hữu nó trở nên đặc biệt hơn.

 

Một ví dụ khác phổ biến hơn là những private party (sự kiện đặc biệt) chỉ dành cho những khách hàng có tên trong danh sách của boutique. Đó có thể là một sự kiện gặp gỡ người nổi tiếng, một bữa tối do đầu bếp 3 sao Michelin thực hiện. Hoặc với ứng dụng Vertu Life trên chiếc Signature Touch, tôi có thể tham gia vào hàng loạt các sự kiện đặc biệt do Vertu tổ chức như ăn tối với Mike Tyson hoặc kỳ nghỉ riêng tại hòn đảo của Richard Branson.

 

 

White Market có 2 dạng khách chủ yếu: Khách cần sự an tâm khi mua hàng, và khách walk-in (khi bạn đang có tiền và cần mua một món gì đó cảm thấy thích). Với thị trường này, khách hàng có thể yên tâm gần như tuyệt đối về chất lượng của sản phẩm. Tuy nhiên, đâu đó vẫn tồn tại những góc khuất, việc nhân viên boutique tráo hàng để bán cho khách là chuyện đã từng xảy ra không chỉ một lần, ở trên thế giới lẫn tại Việt Nam.

 

***Người viết chỉ giới hạn định nghĩa thị trường xa xỉ phẩm trong phạm vi các sản phầm cầm tay.

Bài: Duy Nguyễn – Business Columnist

 

Related posts

Link trực tiếp bóng đá Xoilacl.cc miễn phí

Xem tructiep https://socolivenn.cc/