Navigator Business & Entrepreneurs
Columnist CornerFeaturedHighlightMarketsReal EstateRegional Market News

Bất chấp dịch bệnh, thị trường bất động sản vẫn sôi động, nhu cầu mua nhà gia tăng

Nếu phải đánh giá thị trường BĐS tính tới 10/2021, về quan điểm cá nhân tôi tin rằng thị trường vẫn đang có nhiều giao dịch, tôi kết luận như vậy thông qua thông tin từ các chuyên gia kinh tế, cũng như quan điểm từ các chuyên gia bất động sản đã chia sẻ trong nhiều tọa đàm gần đây. Thực tế cho thấy trong giai đoạn “bình thường mới”, tức giai đoạn TP.HCM gỡ bỏ các chốt chặn và mở cửa trở lại sau nhiều tháng giãn cách toàn xã hội, hiện tôi và các đồng nghiệp của mình đều đang nhận được rất nhiều yêu cầu tìm kiếm sản phẩm để cung ứng cho thị trường thuê mới hoặc đổi nhà. Thậm chí tôi còn nhận thấy đang có sự gia tăng về nhu cầu tìm “mua thêm” một ngôi nhà mới từ rất nhiều nhóm đối tượng khách hàng.

 

1.Một góc nhìn về thị trường BĐS sau dịch bệnh, cùng những nhu cầu mới của các hộ gia đình

Nguồn nhân lực ngành Bất động sản trước thách thức chuyển đổi số

 

Sự sôi động của thị trường nhà đất như hiện nay có thể được giải thích do các hộ gia đình đang gia tăng nhu cầu trong việc tìm kiếm nơi ở tốt hơn. Lý do lớn nhất có thể vì hành vi của nhóm người lao động, hay nhóm học sinh-sinh viên suốt một năm qua vì tình hình dịch bệnh đã thay đổi, hiện họ có nhu cầu rất lớn với việc làm việc tại nhà (WFH) và học Online ngay tại chỗ ở thay vì di chuyển đến các môi trường công cộng: công ty, trường học, quán cà phê… như trước đây. Đồng thời trong nhóm học sinh-sinh viên có một nhóm lớn là học sinh lớp 1, nhóm trẻ em này vẫn còn lệ thuộc vào sự chăm sóc và hỗ trợ chính từ các bậc phụ huynh. Do đó việc học online của các bé lớp 1 cũng tiêu tốn rất nhiều thời gian của cha mẹ cũng như đòi hỏi nhiều nhu cầu về vật chất hơn như: mua thêm ipad, mua thêm máy tính để bàn riêng cho con lẫn riêng cho cha mẹ. Chúng tôi nghĩ chính sự gia tăng các nhu cầu sở hữu chỗ để lắp đặt các thiết bị mới, cũng như nhu cầu về phòng ốc rộng rãi hơn để sinh hoạt và làm việc này đã khiến các gia đình mong muốn có thể tìm kiếm và cải thiện không gian phòng ốc mà họ sống.

Chính sự thiếu không gian riêng tư để làm việc, giải trí trong suốt thời gian giãn cách cho từng thành viên gia đình đã dẫn tới nhiều vấn đề khó nói như xung đột giữa lối sống các cá nhân. Đồng thời việc dành toàn thời gian ở nhà của các thành viên trong gia đình, cũng khiến họ phải trực tiếp đối mặt với sự xuống cấp của không gian nhà ở mà trước đây họ chưa thực sự để ý đến vì thường dành nhiều thời gian cho công việc, học tập ở các không gian công cộng. Chính vì vậy, ngay khi thành phố mở cửa trở lại, các gia đình này đã đi đến quyết định phải thay đổi chỗ ở, giờ đây họ có khuynh hướng tìm kiếm không gian sống tốt hơn, rộng rãi hơn cho con cái có thể vận động, cũng như để từng thành viên trong gia đình có không gian sinh hoạt riêng tư hơn. Tổng thể các nhu cầu như trên đã đẩy họ chọn giải pháp phải mua nhà ở mới.

Tuy nhiên, để kiếm được không gian thoải mái cho sinh hoạt, nhiều phòng ốc riêng tư với giá cả phù hợp trong nội thành thực sự không dễ dàng, do đó đa phần các hộ gia đình sẽ đi đến lựa chọn mua nhà ở ngoại thành. Vì nhà ngoại thành có giá cả phù hợp hơn, cũng như có không gian sống trong lành nhiều cây xanh, thậm chí có vườn và sân riêng đủ để họ thoả mãn “các thú vui điền viên”. Nhu cầu tìm kiếm các bất động sản có không gian thoáng đãng như vậy có lẽ để nhằm làm dịu bớt các bức bối mà thành phố đã gây ra cho họ suốt mùa giãn cách. Tất nhiên dù cho nhà ở ngoại thành, nhưng ưu tiên hàng đầu của khách hàng cũng sẽ là những ngôi nhà không quá xa thành phố. Bởi nhà ở sau cùng vẫn phải đảm bảo nằm ở các khu vực có đầy đủ nhu cầu y tế, nhu cầu giáo dục cơ bản, thời gian di chuyển vào nội thành dưới 2 giờ đồng hồ… để họ có thể an tâm cư trú và dành 50% thời gian sống và làm việc tại nhà. Nhóm nhu cầu này có thể được gọi là Second home hoặc “ngôi nhà trốn dịch” hiểu trong bối cảnh dịch Covid-19.

 

2. Vài đánh giá về nền kinh tế Việt Nam sau dịch bệnh

Bất động sản mới nhất: Giao dịch nhà đất giảm 60-70%, dự báo giá 

Nhiều hệ thống kinh doanh, hệ thống sản xuất suốt thời gian dịch bệnh đã phải đối mặt với tình huống sản xuất bị trì trệ, nguyên vật liệu khó nhập hoặc phải nhập với giá rất cao. Thêm vào đó, để được hoạt động trong thời gian dịch bệnh các doanh nghiệp đã phải gánh chịu rất nhiều chi phí mới phát sinh như: chi phí ăn ở tại chỗ, test Covid 3 ngày/ lần…cho nhân viên. Chính các gồng gánh về chi phí mới này đã khiến nguồn vốn của các doanh nghiệp bị thâm vùng ngoài dự kiến. Điều này ảnh hưởng không ít đến hoạt động của các doanh nghiệp và dẫn đến không ít doanh nghiệp phải thông báo đóng cửa thậm chí là phá sản. Cuối cùng họ phải bán tài sản để tái phục hồi nguồn vốn hoặc để tồn tại qua mùa dịch.

Đánh giá từ góc độ kinh tế, ta có thể thấy rằng hiện trạng giá cả của nhiều thứ đang tăng cao suốt từ đầu mùa dịch đến nay, trong khi người lao động mất việc, doanh nghiệp đóng cửa, sản xuất ngưng trệ và kéo theo nhiều hệ lụy không đo đếm được khác. Tất cả những điều này đã dễ dẫn đến lạm phát cục bộ trong thời gian ngắn hạn, thậm chí tình trạng này có thể kéo dài qua tết âm lịch năm 2022. Trong khi đó vốn Tết âm lịch hàng năm mọi thứ vật giá đều sẽ có xu hướng tăng lên, và thời gian Tết năm nay cũng không phải ngoại lệ trước xu hướng này… Do đó chắc chắn dòng tiền mặt sẽ phải chuyển đổi sang các tài sản tích lũy khác để hạn chế tối đa sự mất giá của đồng tiền.

Xét theo bối cảnh các sự kiện trong thời gian gần đây, hiện ta có thể thấy rất nhiều người đã lựa chọn đặt họ vào thế bị động, họ chờ đợi “sau dịch” hoặc “hết dịch” rồi mới bắt đầu triển khai các kế hoạch tương lai. Nhưng chúng ta nên biết rằng chính các lựa chọn mang tính bị động này có khả năng góp phần kéo sập nền kinh tế. Vì khi mọi thứ rơi vào tình huống trì trệ, mọi thứ có khả năng cao sẽ dễ dàng cùng sập độ chỉ vì một hiệu ứng domino.

Xét trong bối cảnh này, lời khuyên cho mọi người là phải chủ động bắt đầu các kế hoạch mới, phải sử dụng tiền có trách nhiệm hơn, phải học hỏi và thích ứng nhanh hơn với sự thay đổi của thế giới, thậm chí tự tạo ra hướng phát triển riêng cho cá nhân. Nên hạn chế tâm lý chờ đợi, vì hiện tại cho thấy nếu ta chờ đợi mọi thứ tự ổn định, ta thực sự sẽ không biết ta phải chờ đợi trong bao lâu. Nhìn chung hiện trên thế giới vẫn đang có nhiều biến động lớn sắp đến, nhiều đòi hỏi cho các nền kinh tế lẫn các cá nhân phải sớm tìm ra cách tự hoà nhập và thích nghi nhanh chóng. Chính vì thế nếu ta còn ở thế bị động, khả năng cao ta sẽ sớm bị bỏ ra ngoài cuộc chơi, bị trở thành kẻ ngoại cuộc và có thể mọi kế hoạch cuộc đời mà ta đã nghĩ là cố định nay có thể đã bị tác động và thay đổi hoàn toàn.


 

  • Real Estate Columnist TRẦN VĨNH PHI LONG

Sinh năm 1983 – Tốt nghiệp khoa QTKD đại học Mở TP.HCM.

Chuyên gia về Bất động sản, là thành viên đầu tiên và duy nhất cho đến nay đạt cấp bậc Regional Division Director (RDD) của ERA VIỆT NAM, anh Phi Long cũng là lãnh đạo của Galaxy Division.

Với hơn 12 năm kinh nghiệm trong ngành Bất động sản, ông sở hữu bảng thành tích ấn tượng: Top 3 Asia Pacific Member Brokers Managers, TOP 30 Achievers 2021, TOP 2 Achievers 2019, TOP 10 Achievers 2018, TOP 10 Achievers 2017.

Bài: Trần Vĩnh Phi Long – Real Estate Columnist

Related posts

Link trực tiếp bóng đá Xoilacl.cc miễn phí

Xem tructiep https://socolivenn.cc/