Navigator Business & Entrepreneurs
FinanceNewsWorld News

Trung Quốc: Đầu tư ngoại còn e ngại trước sự phục hồi kinh tế mong manh

Sau khi trải qua vài tháng thất vọng trước dữ liệu kinh tế và những phản ứng chính sách không quá ý nghĩa từ Trung Quốc, các nhà đầu tư đang chờ đợi một đợt kích thích lớn hơn trước khi họ đặt cược lớn vào sự phục hồi kinh tế ở nước này.

Từ sự phục hồi đầy hứa hẹn đến sự phục hồi mong manh chỉ trong 6 tháng

Ảnh: Sky News

Sự phục hồi đầy hứa hẹn hồi đầu năm nay của đất nước tỷ dân đã chững lại nhanh đến mức các nhà chức trách buộc phải cắt giảm lãi suất. Điều này khiến các nhà phân tích cắt giảm dự đoán tăng trưởng ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Đối với các nhà quản lý tài sản toàn cầu vẫn còn tham gia thị trường, sự kiên nhẫn, thận trọng và các gói kích thích là “khẩu lệnh” khởi đầu một triển vọng mới sau khi đợt tăng giá chứng khoán được nhiều người kỳ vọng tan thành mây khói theo đà tăng trưởng kinh tế.

Một cuộc khảo sát quản lý quỹ toàn cầu của BofA Securities cho thấy việc bán khống cổ phiếu Trung Quốc là giao dịch “thu hút nhiều người” thứ hai trong tháng 6, xếp sau giao dịch mua chứng khoán đầu tư vào những “gã khổng lồ” công nghệ.

Theo Morgan Stanley, các quỹ phòng hộ là những bên mua chính trong tháng 6. Tuy nhiên, càng nhiều những nhà đầu tư như vậy với thời gian giao dịch ngắn hạn càng cho thấy rõ sự phục hồi mong manh.

Có hy vọng nào trong xoay chuyển tâm lý thận trọng của những nhà đầu tư?

Ảnh: Reuters

Cổ phiếu blue chip của Trung Quốc đại lục giảm 0,2% trong năm và thấp hơn khoảng 34% so với mức đỉnh kỷ lục vào đầu năm 2021, trong khi chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 15% kể từ tháng 1. Nguồn tiền mặt từ nước ngoài ít nhiều cũng đã ngừng chảy vào kể từ khi tăng đột biến hồi tháng 1.

Đồng nhân dân tệ giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 7 tháng, sau khi Ngân hàng Trung ương cắt giảm lãi suất ít hơn dự kiến làm dấy lên nghi ngờ liệu các nhà hoạch định chính sách có hành động đủ mạnh để hỗ trợ nền kinh tế hay chưa.

Khi đề cập đến việc cắt giảm lãi suất các khoản cho vay ngắn hạn và các khoản cho vay cơ sở trung hạn một năm, Dong Chen – trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế vĩ mô châu Á tại Pictet Wealth Management, cho biết: “Cắt giảm 10 điểm cơ bản không có tác dụng gì nhiều. Tuy nhiên, vấn đề là tín hiệu chính sách từ phía Bắc Kinh. Với các biện pháp chính sách ngày càng nhiều hơn, hy vọng nhà đầu tư có thể xoay chuyển tâm lý rất thận trọng”.

Khôi phục niềm tin ở nhà đầu tư được xem là một dự án dài hạn

Ảnh: Bloomberg 

Dữ liệu chính thức cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng cổ phiếu Trung Quốc đại lục ở mức khiêm tốn 23 tỷ nhân dân tệ (3 tỷ USD) trong tháng 6, giảm rất nhiều so với tổng số 190 tỷ nhân dân tệ từ đầu năm đến nay. Trong số 190 tỷ, cổ phiếu được mua hồi tháng 1 chiếm tỷ lệ nhiều nhất.

Dữ liệu thị trường bất động sản, sản xuất và tiêu dùng yếu hơn dự kiến trong vài tháng liên tiếp đủ để thấy sự phục hồi của Trung Quốc đang không đạt được kỳ vọng. Giờ đây, khôi phục niềm tin ở nhà đầu tư ngày càng giống như một dự án dài hạn.

Các ngân hàng Phố Wall đã cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2023 của Trung Quốc, với các dự báo hiện nằm trong khoảng từ 5,1% đến 5,7%. Trước đó, họ từng kỳ vọng từ mức 6% trở lên.

Chứng khoán Trung Quốc sẽ trên đà “vượt trội” nửa cuối năm?

Ảnh: CGTN

Các nhà phân tích mang tâm lý tích cực hơn lưu ý rằng sự bi quan của thị trường sẽ khiến cổ phiếu trở nên rẻ bất thường.

Theo Morgan Stanley, chỉ số MSCI của Trung Quốc tính theo chỉ số giá thị trường trên thu nhập của một cổ phiếu (P/E) kỳ hạn 12 tháng là 9,3 – mức chiết khấu hiếm hoi 20% so với chỉ số MSCI tại các thị trường mới nổi. Các nhà phân tích dự đoán chứng khoán Trung Quốc sẽ “vượt trội” trong nửa cuối năm khi các bước nới lỏng tăng lên, phục hồi vĩ mô mở rộng và địa chính trị ổn định.

Tuy nhiên, phân tích dòng chảy của Morgan Stanley lại cho thấy các nhà quản lý quỹ chỉ có xu hướng tích cực vẫn bán ròng các cổ phiếu của Trung Quốc trong tháng 5 và tháng 6, khiến vị thế bán khống tăng lên.

Sự lạc quan dễ làm tăng nguy cơ thất vọng

Ảnh: IFC Markets

Ông James Liu – giám đốc thông tin (CIO) của văn phòng Neo-Criterion Capital tại Singapore cho biết ông đã điều chỉnh theo hướng phòng thủ, cắt giảm lượng cổ phiếu Hồng Kông “phơi nhiễm” với căng thẳng địa chính trị để đầu tư vào Trung Quốc đại lục, nơi quyền sở hữu nước ngoài bị hạn chế hơn. Ông áp dụng chiến lược hai mặt là sở hữu các cổ phiếu có thể thu được lợi nhuận từ kích thích kinh tế, chẳng hạn như cổ phiếu ngành bán lẻ và bất động sản, đồng thời nắm giữ các cổ phiếu có xu hướng cấu trúc dài hạn như đổi mới và tự lực.

Bà Guan Yi Low – người đứng đầu bộ phận phân tích thu nhập cố định châu Á-Thái Bình Dương của M&G Investments cho biết: “Tôi nghĩ điều mà các nhà đầu tư đang tìm kiếm không chỉ là phản ứng của chính sách tiền tệ. Tất cả chúng ta đang tìm kiếm điều gì đó mang tính quyết định hơn để có thể khôi phục ‘tinh thần động vật’, niềm tin của nhà đầu tư và niềm tin của thị trường. Tôi cho rằng sự lạc quan cũng sẽ làm tăng nguy cơ thất vọng”.

Giang Nguyễn (Theo Reuters)

Related posts

Link trực tiếp bóng đá Xoilacl.cc miễn phí

Xem tructiep https://socolivenn.cc/