Trung Quốc đang cố gắng khiến đồng tiền nhân dân tệ kỹ thuật số được sử dụng phổ biến hơn, khi những công ty công nghệ lớn mạnh trong nước này như Alibaba và Tencent đã tham gia vào chiến lược này của nhà nước.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) là ngân hàng trung ương của nước này đã vận hành và phát triển đồng tiền kỹ thuật số của nhà nước kể từ năm 2014.
Đồng tiền kỹ thuật số này được gọi là e-CNY, đồng tiền được ra đời để thay thế tiền mặt và tiền xu đã được lưu hành. Đồng tiền này không phải là loại tiền điện tử như bitcoin, một trong các lý do là e-CNY được phát hành và kiểm soát bởi PBOC, còn Bitcoin Bitcoin là một loại tiền kỹ thuật số phi tập trung không được hỗ trợ bởi bất kỳ ngân hàng trung ương nào hoặc quản trị viên nào.
Nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc là một dạng tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC), trong khi đó, nhiều ngân hàng trung ương khác trên thế giới cũng đang phát triển loại tiền điện tử kỹ thuật số của riêng họ. Tuy nhiên, ngân hàng trung ương Trung Quốc đang là nước đi trước trong xu thế này so với các nước khác.
Cho đến nay, PBOC đã đang thử nghiệm tiền kỹ thuật số thông qua xổ số, qua đó, hàng chục triệu nhân dân tệ kỹ thuật số đã được trao cho người dân ở một số thành phố ở Trung Quốc.
Chính quyền Trung Quốc hiện đang đẩy mạnh việc mở rộng việc sử dụng e-CNY cho nhiều công dân hơn mặc dù ngày triển khai e-CNY trên toàn quốc vẫn chưa được ấn định. Linghao Bao là nhà phân tích tại công ty tư vấn Trivium China, ông chia sẻ với CNBC rằng Trung Quốc dường như đã sẵn sàng cho việc mở rộng sử dụng rộng rãi e-CNY. Vừa qua, PBOC đã ra mắt một ứng dụng cho phép người dùng đăng ký và sử dụng tiền kỹ thuật số tại các khu vực thành phố lớn Thượng Hải và Bắc Kinh.
Hai hệ thống thanh toán lớn nhất ở Trung Quốc là WeChat Pay của Tencent và Alipay được điều hành bởi Alibaba của Ant Group. Thời điểm Tencent thông báo WeChat của họ sẽ hỗ trợ e-CNY đã khiến việc sử dụng e-CNY phổ biến hơn rất nhiều. WeChat giữ vai trò quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày ở Trung Quốc khi ứng dụng này có hơn 1 tỷ người dùng, đồng thời, Alipay cũng là đối tác của đồng nhân dân tệ kỹ thuật số.
Thách thức tiềm ẩn đối với PBOC là phải khiến người dùng tải ứng dụng nhân dân tệ kỹ thuật số mới của họ và chuyển tiền từ WeChat và Alipay. Do đó, việc tích hợp với WeChat là mấu chốt và điều đó sẽ mang lại cho e-CNY lượng người dùng khổng lồ tiềm năng.
Vừa qua, công ty thương mại điện tử lớn mạnh JD.com cho biết họ sẽ bắt đầu tạo điều kiện cho các thương gia bên thứ ba bán trên nền tảng của JD.com sử dụng đồng CNY điện tử. JD.com đã là đối tác ban đầu cho e-CNY và trước đây đã chấp nhận thanh toán bằng đồng nhân dân tệ trong một vài trường hợp. Bây giờ, công ty đang tìm cách mở rộng thanh toán bằng e-CNY hơn nữa.
Ngay cả khi PBOC đang nỗ lực, câu hỏi lớn được đặt ra là liệu người dân sẽ sử dụng e-CNY thường xuyên hay không, bên cạnh đó, trong đồng tiền kỹ thuật số vẫn còn ẩn chứa cấu trúc kỹ thuật hoặc nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn như thông thường thì người dùng chỉ cần liên kết tài khoản ngân hàng của họ với ứng dụng WeChat hoặc Alipay, nhưng nếu người dùng muốn sử dụng e-CNY thì họ sẽ phải đăng ký ứng dụng riêng và liên kết ứng dụng đó với WeChat hoặc Alipay.
Linghao Bao nói rằng hiện vẫn chưa biết liệu người tiêu dùng có sử dụng e-CNY hay không, vẫn chưa có động lực nào đủ để khuyến khích người dân hướng đến xu hướng sử dụng e-CNY. Ông cho rằng vẫn còn nhiều mâu thuẫn trong việc sử dụng e-CNY, người dùng phải thực hiện nhiều bước tải, đăng ký và nạp tiền vào ví.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc trước đây đã công bố ý định cung cấp đồng nhân dân tệ kỹ thuật số cho khách tham dự Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh. Các địa điểm tổ chức Thế vận hội 2022 ở Bắc Kinh sẽ có thể sử dụng ứng dụng e-CNY ở đó. Nhưng nhìn chung, khối lượng giao dịch khó có thể sánh được với Alipay và WeChat Pay. Bên cạnh đó, sẽ có ít du khách nước ngoài tham dự Thế vận hội mùa đông ở Bắc Kinh do ảnh hưởng của đại dịch.
Bài: Hào – CNBC