Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có thể đạt 100 tỷ USD trong năm nay, tăng gấp 221 lần so với năm 1995 (khi hai nước vừa bình thường hóa quan hệ).
Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết 8 tháng đầu năm nay kim ngạch thương mại song phương đạt 73 tỷ USD.
Bất chấp đại dịch COVID-19 kéo dài và diễn biến phức tạp làm gián đoạn chuỗi cung ứng, năm 2020 là năm đầu tiên tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vượt mốc 90 tỷ USD, đạt 90,8 tỷ USD, so với 451 triệu USD vào năm 1995, ông Phòng cho biết. Ông Phong chia sẻ rằng thương mại đã trở thành một trụ cột trong mối quan hệ song phương ngày càng phát triển giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Việt Nam có sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ với thị trường gần 100 triệu người tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng tích cực, chính sách cởi mở, kết nối chặt chẽ với thị trường Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các thị trường lớn khác trên thế giới nhờ mạng lưới các hiệp định thương mại tự do.
Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 10 của Hoa Kỳ, đồng thời Hoa Kỳ cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Á ký hiệp định thương mại với Mỹ.
Ông Phong nói, nhiều cơ hội đầu tư thương mại giữa hai nước sẽ được mở ra khi thường xuyên có đường bay thẳng của Vietnam Airlines nối hai nước.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng 230 phần trăm, trong khi xuất khẩu từ Hoa Kỳ sang Việt Nam cũng tăng hơn 175 phần trăm trong năm năm qua. Các mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng.
Các chuyên gia đề nghị các doanh nghiệp lưu ý đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm và xử lý các rào cản kỹ thuật.
Những ngành hàng xuất khẩu có cơ hội hưởng lợi
Các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ chính của Việt Nam bao gồm dệt may, điện thoại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng khác, giày dép, đồ gỗ (mỗi mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên).
Các ngành hàng trọng điểm như linh kiện điện tử, sản phẩm điện tử có giá trị cao, hay ngành hàng may mặc, ngoài nhu cầu tăng từ Hoa Kỳ khi nền kinh tế hồi phục hậu đại dịch, còn có đón nhận tin vui gần đây khi Vietnam Airlines được cấp phép bay thẳng thường lệ đến Hoa Kỳ. Mặt hàng này, với trọng lượng và kích thước nhỏ gọn, có hiệu quả chất xếp cao về mặt vị trí và có thể chất cabin khi chuyến bay cho phép khai thác cabin, được đánh giá là sẽ .
Ngành da giày, theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam, cứ 1 người Hoa Kỳ tiêu thụ khoảng 6 đôi giày dép/năm thì 1,3 đôi giày dép xuất xứ từ Việt Nam. Trong những năm qua, Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu nhiều nhất mặt hàng giày dép các loại của Việt Nam. Xuất khẩu sang thị trường này chiếm tới hơn 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.
Hay như mặt hàng gỗ, dữ liệu thống kê từ Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2021, Hoa Kỳ nhập khẩu đồ nội thất gỗ từ thị trường Việt Nam nhiều nhất, đạt 6,7 tỷ USD, tăng 73,3% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 40,6% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ, tăng 4,5 điểm % so với cùng kỳ năm 2020.
Ngành gỗ Việt Nam cũng đứng trước cơ hội lớn khi Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trước đó đã thay mặt Chính phủ Việt Nam đã ký thỏa thuận với Trưởng đại diện thương mại (USTR) của Chính phủ Hoa Kỳ về kiểm soát khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp. Thỏa thuận này chính thức khép lại vụ Điều tra 301 của Hoa Kỳ về khai thác và thương mại gỗ của Việt Nam.
Bài: Thu Thảo – Tổng hợp