Navigator Business & Entrepreneurs
FeaturedHighlightInvestingMarketsReal EstateWorld News

Tập đoàn bất động sản Evergrande chính thức vỡ nợ

China Evergrande đấu tranh trả khoản nợ 300 tỷ và hầu như tập đoàn này đã không thể thực hiện hết các khoản thanh toán cho các nhà đầu tư toàn cầu. Ba ngày sau ngày hạn chót trả nợ, một công ty xếp hạng tín dụng lớn đã tuyên bố rằng Evergrande đã vỡ nợ.

 

Evergrande Group – Wikipedia tiếng Việt

 

Công ty Fitch Ratings cho biết rằng họ đã đặt nhà phát triển bất động sản Trung Quốc vào danh mục “vỡ nợ giới hạn”(“restricted default) vào ngày 9/12. Điều này tức là Evergrande đã chính thức vỡ nợ nhưng vẫn chưa nộp đơn phá sản, thanh lý hoặc quy trình nào khác để ngừng hoạt động của tập đoàn.

Rủi ro lớn là nhà nước Trung Quốc sẽ không kiểm soát được sự lan rộng của cơn khủng hoảng kinh tế do sự vỡ nợ của Evergrande gây ra, và khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng tồi tệ và vượt ngoài tầm kiểm soát.  Việc tập đoàn này dừng hoạt động đột ngột có thể ảnh hưởng đến hệ thống tài chính của đất nước, hoặc có khả năng là nhiều chủ nhà ở Trung Quốc đã trả tiền cho những căn hộ chưa được xây dựng của Evergrande. Phần lớn các nhà đầu tư đã rút khỏi công ty này, và họ hiện đang chờ xem Evergrande sẽ làm gì tiếp theo dưới sự tư vấn của một nhóm chuyên gia tài chính thuộc nhà nước.

Michel Löwy là giám đốc điều hành một công ty đầu tư có vị thế nhỏ trong hệ thống trái phiếu Evergrande tên là SC Lowy, vị này cho biết rằng công ty sẽ không có hi vọng về phép màu xảy ra với Evergrande. Ông nói thêm rằng Evergrande cũng đang đưa ra một số hình thức đề xuất về việc tái cơ cấu của tập đoàn.

 

Kaisa cũng không tránh được số phận và bị đưa vào danh mục “vỡ nợ giới hạn” – Ảnh minh họa

 

Vào thứ Năm, Kaisa cũng không tránh được số phận vỡ nợ và bị đưa vào danh mục “vỡ nợ giới hạn” sau khi Kaisa không thể thanh toán 400 triệu đô la. Các sự kiện vỡ nợ cũng có vai trò kiểm tra sự hiểu biết các nhà đầu tư nước ngoài về việc Bắc Kinh sẽ cứu các công ty lớn của họ như thế nào. Nhất là khi gần đây, chính quyền Trung Quốc dường như đã chấp nhận để cho các công ty thất bại nhằm tăng khả năng kiểm soát vấn đề nợ không bền vững (unsustainable debt) tại quốc gia này.

Để nhấn mạnh điểm này, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã đổ lỗi cho “sự quản lý kém và mở rộng thiếu thận trọng” của Evergrande về các vấn đề nợ, ngân hàng cho biết thêm rằng cuộc khủng hoảng chỉ giới hạn ở Evergrande.

Yi Gang, thống đốc ngân hàng trung ương nói rằng: “Rủi ro của Evergrande là một sự kiện thị trường và vấn đề này sẽ được xử lý phù hợp theo nguyên tắc thị trường hóa và pháp quyền, quyền và lợi ích của các chủ nợ và nhà đầu tư sẽ được bảo vệ theo quy định của pháp luật.”.

Evergrande đã cho biết họ sẽ “tích cực tham gia” với các chủ nợ nước ngoài để đưa ra kế hoạch tái cơ cấu. Tuy nhiên, Bắc Kinh sẽ nhúng tay vào việc này. Đầu tuần này, Evergrande cho biết các quan chức từ một số tổ chức được nhà nước hậu thuẫn đã tham gia Ủy ban rủi ro để giúp công ty tự tái cấu trúc.

Lo ngại sự lan tỏa vấn đề thị trường tài chính vào hệ thống tài chính rộng lớn hơn, các nhà quản lý đã thẳng tay đàn áp các nhà phát triển như Evergrande, và buộc các nhà phát triển này phải trả khoản nợ cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Theo đó, Evergrande đã phải cố gắng bán đi các tài sản của họ. Tập đoàn đã thất bại trong việc kinh doanh xe điện mặc dù họ đã đàm phán với nhiều nhóm người mua có sự quan tâm tới loại sản phẩm này. Thị trường bất động sản chậm lại và nhu cầu về căn hộ mới thấp hơn đã khiến tình hình của họ trở nên tồi tệ hơn.

Evergrande thường bán các căn hộ trước khi họ xây dựng xong. Hiện có khoảng 1,6 triệu người mua nhà vẫn đang chờ đợi để chuyển đến căn hộ Evergrande.  Do đó tháng 9 vừa rồi, công ty này đã tập hợp các giám đốc điều hành để ký cam kết hoàn thành hàng trăm dự án phát triển bất động sản được gọi là “lệnh quân sự”, tất cả là nhằm đảm bảo lợi ích cho khách hàng của họ.

Đáng chú ý, trong một vài tháng gần đây Evergrande đã luôn cố gắng tiếp tục thanh toán cho các trái chủ, mặc dù rất ít ai nghĩ Evergrande sẽ tồn tại được lâu. Các nhà phát triển Trung Quốc khác bắt đầu gặp khó khăn khi các nhà đầu tư đẩy chi phí vay của họ lên mức cao mới.

 

Bài : Hào – Theo TheNewYorkTimes

 

 

Related posts