Navigator Business & Entrepreneurs
Biz StoriesHighlightMarcomWorld News

Người Do Thái chế nhạo việc đổi tên thương hiệu công ty của Facebook

(CNN) Người dùng mạng xã hội ở Israel đang chế nhạo việc đổi tên công ty của Facebook thành Meta, vì nghe giống với từ “tử vong” trong tiếng Do Thái.

 

Nhiều người dùng Twitter sử dụng hashtag #FacebookDead để chế giễu tên mới của Facebook mà người sáng lập Mark Zuckerberg đã đưa ra quyết định từ đầu năm nay.

 

Tiến sĩ Nirit Weiss-Blatt (tác giả của The Techlash and Tech Crisis Communication) đã đăng trên Twitter: “Trong tiếng Do Thái, Meta có nghĩa là chết, Cộng đồng Do Thái hẳn sẽ chế giễu cái tên này trong nhiều năm tới.”

 

Nguồn: bbc.com

 

 

“Lỗi nghiêm trọng ?? Tên mới của Facebook Meta có nghĩa là ‘chết’ trong tiếng Do Thái. Thật hài hước. #FacebookDead”, một người dùng khác đã tweet.

 

Những nỗ lực của Zuckerberg để cải tổ Facebook diễn ra khi công ty phải đối mặt với vụ bê bối nghiêm trọng nhất kể từ khi ra mắt vào năm 2004.

 

Nguồn: cnn.com

 

Gã khổng lồ truyền thông xã hội đang được chú ý sau khi “The Facebook Papers – hồ sơ Facebook” được tung ra vào tuần này, một loạt các tài liệu nội bộ được 17 tổ chức tin tức, bao gồm CNN, thu thập được, giúp củng cố những tuyên bố của người tố giác Frances Haugen rằng Facebook đang tồn tại những thiếu sót về thể chế.

 

Các tài liệu tiết lộ cách Facebook đưa ra thông tin sai lệch, gặp khó khăn trong việc loại bỏ nội dung liên quan đến buôn người trên trang web và cố gắng tăng lượng người dùng là thanh thiếu niên, mặc dù nghiên cứu nội bộ cho thấy rằng các nền tảng của Facebook, đặc biệt là Instagram, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần của lứa tuổi này.

 

Với các phiên bản dịch tên của thương hiệu, Facebook không phải là công ty đầu tiên bị chế giễu 

 

Vào năm 2019, Kim Kardashian West bị buộc tội chiếm đoạt văn hóa sau khi ra mắt thương hiệu thời trang về nội y mà ban đầu cô đặt tên là Kimono. Kardashian thậm chí còn đăng ký nhãn hiệu cho từ “kimono”, một quyết định mà thị trưởng thành phố Kyoto -Daisaku Kadokawa đã chỉ trích trong bức thư ngỏ trên Facebook.

 

Kadokawa viết: “Chúng tôi nghĩ rằng cái tên ‘Kimono’ là tài sản được chia sẻ cho tất cả nhân loại, những người yêu Kimono và văn hóa của nó, do đó tên Kimono không nên được độc quyền hóa”. Kardashian đã đổi tên thương hiệu của mình thành Skims vào cuối năm đó.

 

Năm 2017, việc McDonald’s thay đổi tên ở Trung Quốc đã khiến nhiều người kinh ngạc. Khách hàng đã rất bối rối khi công ty Maidanglao (vốn là phiên âm tiếng Hoa cho cái tên tiếng Anh McDonald’s) nay lại một lần nữa bị chuyển thành “Jingongmen”, cái tên mới này có nghĩa là “Golden Arches – mái vòm vàng”. Một khách hàng nói rằng nó  “giống như một cửa hàng đồ nội thất.”

 

Và khi Nissan Moco được ra mắt vào đầu những năm 2000, những khách hàng nói tiếng Tây Ban Nha ngạc nhiên vì từ “moco”  đã bị dịch thành “bogey” và cái tên này vốn chỉ được sử dụng ở Nhật Bản.

 

Bài: Hoài Linh – theo CNN

 

Related posts

Link trực tiếp bóng đá Xoilacl.cc miễn phí

Xem tructiep https://socolivenn.cc/