Theo CNBC, ngày 28/2, Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng gấp đôi lãi suất chính từ 9,5% lên 20% khi đồng rúp đạt mức thấp kỷ lục so với đồng USD. Điều này xuất phát từ một loạt các biện pháp trừng phạt do châu Âu và Mỹ áp đặt sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Cụ thể, Ngân hàng Trung ương cho biết, việc tăng lãi suất nhằm bù đắp rủi ro tăng giá đồng rúp và lạm phát. Đồng thời, việc tăng lãi suất chính cũng giúp ngăn chặn các cuộc đấu thầu từ nước ngoài để bán chứng khoán Nga, từ đó kiềm chế sự suy giảm thị trường.
Tính đến thời điểm hiện tại, đồng rúp đã giảm tới 119,50 mỗi USD, con số giảm khổng lồ so với mức đóng cửa vào cuối tuần trước.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán và phái sinh được các ngân hàng đóng cửa vào hôm nay. Họ sẽ giải ngân 733 tỷ rúp (tương đương 8,78 tỷ USD) trong khoản dự trữ ngân hàng địa phương để tăng tính thanh khoản.
Về phía người dân, tâm lý lo ngại khủng hoảng đã khiến hàng nghìn người xếp hàng để gửi tiền tại các ngân hàng trong thành phố.
Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương Nga công bố kế hoạch ra lệnh cho các nhà sản xuất trong nước bán doanh thu ngoại hối của họ từ ngày 28/2. Động thái này sẽ yêu cầu các nhà xuất khẩu bán 80% tổng doanh thu ngoại hối của họ nhận được theo các hợp đồng xuất khẩu.
Trước căng thẳng chính trị leo thang giữa Nga và Ukraine, Mỹ và các đồng minh châu Âu, Canada đã đồng ý loại trừ Nga khỏi SWIFT (Hiệp hội Viễn thông Liên Ngân hàng và Tài chính Quốc tế) vào cuối tuần qua.
Tuy vậy, trong vài năm qua, Nga đã tích luỹ được kho dự trữ ngoại hối trị giá 630 tỷ USD. Điều này sẽ giúp Nga ứng phó được với các lệnh trừng phạt và tổn thất về doanh thu xuất khẩu.
Thu Thảo – dẫn từ CNBC