Với gần 640 tỷ USD, hiện Nga đang đứng thứ 4 trên thế giới về mức dự trữ vàng và ngoại tệ, xếp sau Trung Quốc, Nhật Bản và Thuỵ Sĩ.
Theo đó, nguồn dự trữ vàng và ngoại hối dồi dào đang được xem là lá chắn tài chính quan trọng để nền kinh tế Nga chống lại các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây.
Hiện Nga đang xếp thứ 4 thế giới về mức dự trữ vàng và ngoại tệ với gần 640 tỷ USD. Tính từ đầu năm 2015 đến nay, dữ trực quốc tế của Nga đã tăng gần gấp đôi.
Nga đã xếp thứ tư trong quy mô dự trữ quốc tế vào năm 2020 (Credit: IMF)
Ngân hàng Trung ương Nga tích cực tăng khối lượng vàng và ngoại tệ dự trữ trong những năm gần đây để tăng tính ổn định của hệ thống tài chính đất nước. Theo số liệu từ Hội đồng vàng thế giới, tính đến ngày 1/1/2022, Nga đang có lượng vàng dự trữ lên đến hơn 2.300 tấn, trị giá hơn 130 tỷ USD.
Ngoài vàng và ngoại tệ, dự trữ của Nga còn bao gồm Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) – một phương tiện thanh toán dự trữ do Quỹ Tiền tệ quốc tế phát hành. Lượng SDR mà Nga năm giữ đã tăng đáng kể, từ 7 tỷ USD (2014) lên 24,6 tỷ USD (2020).
Một phần trong chiến lược “phi đô la nền kinh tế” của Nga là giảm nắm giữ USD, thay vào đó tích luỹ vàng và các loại tiền tệ không phải của Mỹ, trong đó có đồng Euro và NDT. Chiến lược này nhằm giảm tác động tiêu cực từ các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Nếu như đầu năm 2018, Nga sở hữu trái phiếu chính phủ Mỹ trị giá 100 tỷ USD thì đến tháng 11/2020 chỉ còn 6 tỷ USD. Điều này được thực hiện nhằm đối phó với những rủi ro về một cú đánh vào dự trữ đồng USD.
Dự trữ quốc tế càng lớn, cơ hội vượt qua khủng hoảng càng dễ dàng. Theo các chuyên gia tài chính, với việc tích trữ vàng và ngoại hối, Chính phủ Nga đang chuẩn bị tốt hơn cho một tương lai đầy biến động.
Thu Thảo – tổng hợp