Navigator Business & Entrepreneurs
FeaturedHighlightMarketsVirtual & High TechWorld News

Năm mạnh tay thâu tóm của Amazon, Microsoft, Alphabet

Các Big Tech Mỹ vừa có năm 2021 với nhiều thương vụ thâu tóm nhiều nhất thập kỷ qua, theo nền tảng công nghệ tài chính Dealogic. 

Theo dữ liệu của Dealogic, Microsoft, Amazon và Alphabet đã công bố nhiều thương vụ thâu tóm vào năm 2021 hơn bất kỳ năm nào khác trong thập kỷ qua. Cụ thể, 22 thương vụ của Alphabet, 56 thương vụ của Microsoft và 29 thương vụ của Amazon vào năm 2021 đều là mức cao nhất trong 10 năm.

Credit: Dealogic

Dữ liệu Dealogic chỉ tính đến giá trị giao dịch được tiết lộ công khai, nhưng dựa trên những hồ sơ đó, tổng khối lượng giao dịch của Alphabet và Microsoft cũng ở mức cao nhất trong 10 năm, lần lượt là 22 tỷ USD và 25,7 tỷ USD. Tổng khối lượng giao dịch của Amazon, ở mức 15,7 tỷ USD, chỉ sau năm 2017, khi họ mua Whole Foods với giá 13,7 tỷ USD.

Tốc độ thâu tóm của các ông lớn công nghệ (Big Tech) ngày càng thách thức năng lực của các cơ quan quản lý. Trong bảy tháng kể từ khi bà Linda Khan đảm nhận vị trí Chủ tịch Uỷ ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC), một cuộc chiến tranh lạnh nổ ra giữa các ông lớn công nghệ và giới chức.

Bà Khan đã thẳng thắn đề xuất việc tích cực thực thi chính sách chống độc quyền. Bà đã đệ đơn khiếu nại chống lại Facebook, tuyên bố rằng việc mua lại Instagram và WhatsApp đã góp phần vào hiện trạng độc quyền của mạng xã hội.

Lina Khan, ứng cử viên Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC), phát biểu trong phiên điều trần xác nhận của Ủy ban Thượng viện về Thương mại, Khoa học và Giao thông vận tải tại Capitol Hill ở Washington, DC

(Credit: CNBC)

Ngược lại, bà bị cả Facebook và Amazon chỉ trích rằng các bài viết và tuyên bố trước đây của bà về việc Amazon lạm dụng quyền lực thị trường, cũng như công việc của bà với tư cách là một người thuộc Hạ viện không thích hợp để đánh giá một cách công bằng các công ty.

Thỏa thuận trị giá 69 tỷ USD của Microsoft đối với nhà sản xuất trò chơi điện tử Activision Blizzard trong tuần này là ví dụ mới nhất về một công ty công nghệ lớn có khả năng thách thức các nhà quản lý. Nó theo sau một số thỏa thuận lớn từ năm 2021, gồm việc mua Nuance Communications với giá 19 tỷ USD của Microsoft; và thỏa thuận 8,5 tỷ USD của Amazon thâu tóm MGM Studios.

Erik Gordon, Giáo sư tại Trường Kinh doanh Ross thuộc Đại học Michigan, cho biết các Big Tech đang rất muốn hoàn thành các thương vụ trước khi chính quyền Mỹ có thể đưa ra tiền lệ mới. “Khi một thẩm phán đặt được tiền lệ trong vụ kiện, các thẩm phán khác sẽ dễ dàng tuân theo tiền lệ đó hơn”, ông nói.

Cho đến nay, FTC đang dựa vào chiến lược răn đe để kiểm soát hoạt động thâu tóm của các đại gia công nghệ, trong lúc họ phải vật lộn để theo kịp với sự gia tăng ở mức lịch sử về hồ sơ sáp nhập của các ngành khác nhau. Chưa rõ cơ quan này sẵn sàng đi bao xa để đương đầu các thách thức trên mặt trận chống độc quyền.

Với ngân sách hoạt động khiêm tốn, FTC chọn cách gửi thư tới một số công ty đang tìm cách hợp nhất, cảnh báo rằng cơ quan này sẽ tiếp tục điều tra các thương vụ ngay cả khi thời gian chờ theo luật định đã trôi qua. Sau khi cảnh báo doanh nghiệp có thể tự chịu rủi ro khi hợp nhất, FTC có thể kiện các công ty để buộc hủy bỏ các thương vụ.

Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, bà Khan nói rằng việc chiến đấu với Big Tech “cần có sự can đảm”, mặc dù bà đã ngừng đề xuất cơ quan của mình sẽ chặn bất kỳ thỏa thuận hiện có nào. “Đây là những công ty có nguồn lực khổng lồ. Họ không ngại triển khai các nguồn lực đó”, bà đánh giá.

Các công ty công nghệ lớn thường thuê hàng chục luật sư, cả luật sư nội bộ và luật sư bên ngoài, để đưa ra lời khuyên về cơ hội chấp thuận các thương vụ. Microsoft, Amazon, Meta, Alphabet và Apple có thể là 5 công ty bị xem xét kỹ lưỡng nhất về loại sức mạnh thị trường mà họ sử dụng đối với xã hội và các đối thủ. Bởi lẽ định giá thị trường chung của họ tổng cộng đến gần 9.500 tỷ USD.

Trong khi đó, Quốc hội Mỹ đang nghiên cứu các luật mới nhằm giúp giảm bớt công việc của những người thực thi trong việc chứng minh với tòa án rằng một số hành vi nhất định của các nền tảng trực tuyến là bất hợp pháp.

Vào thứ Năm (20/1), Ủy ban Tư pháp Thượng viện đã thông qua một dự luật lớn nhằm cấm các nền tảng trực tuyến thống trị phân biệt đối xử với các sản phẩm của đối thủ trên nền tảng của họ. Trong khi dự luật đó tập trung vào hành vi của công ty, các nhà lập pháp trong Hạ viện cũng đã xem xét một dự luật về trách nhiệm chứng minh nguy cơ độc quyền hay không trong các thương vụ.

Trong năm đầu tiên nắm quyền của Tổng thống Joe Biden, các cơ quan quản lý chống độc quyền của ông đã chọn hai giao dịch truyền thông và công nghệ quan trọng để ngăn chặn. Bộ Tư pháp đã kiện để chặn việc Penguin Random House mua lại nhà xuất bản đối thủ Simon & Schuster vào tháng 11 năm ngoái. Cùng với đó, tháng 12, FTC đã kiện để chặn việc Nvidia mua lại công ty thiết kế chip Arm với giá 40 tỷ USD.

Bài Thu Thảo – dẫn từ CNBC 

 

Related posts

Link trực tiếp bóng đá Xoilacl.cc miễn phí

Xem tructiep https://socolivenn.cc/