Navigator Business & Entrepreneurs
HighlightInvestingRegional Market News

Masan chi thêm khoảng 110 triệu đô la để sở hữu thêm khoảng 31% cổ phần của Phúc Long

Masan đã công bố ký kết thỏa thuận mua lại 20% cổ phần có tổng giá trị 15 triệu đô la của Công ty Cổ phần Phúc Long Heritage là công ty sở hữu thương hiệu Phúc Long. Chưa đầy 1 năm hợp tác cùng nhau, gần đây Masan đã tiếp tục chi trả thêm 110 triệu đô la để nắm giữ thêm 31% cổ phần của Phúc Long, và nâng tổng số lượng sở hữu cổ phần lên 51%, qua đó Phúc Long đã chính thức trở thành công ty con của Masan.

 

Masan chi thêm khoảng 110 triệu đô la để sở hữu thêm khoảng 31% cổ phần của Phúc Long – Ảnh minh họa

 

Phúc Long sẽ là yếu tố quan trọng trong chiến lược Point of Life (POL) của Masan qua việc họ đẩy mạnh chiến lược ấy bằng việc xây dựng và thí điểm các mini mall, mô hình phục vụ đa dạng các dịch vụ, sản phẩm thiếu yếu như dược phẩm, nhu yếu phẩm, dịch vụ tài chính, giải trí, viễn thông…chiếm đến khoảng từ 60% đến 80% chi tiêu của người Việt. Các dịch vụ của họ hoạt động trên nền tảng offline lẫn online.

Mức định giá của Phúc Long sau giao dịch lần đầu là 75 triệu USD. Sau đợt mua thứ 2, định giá thương hiệu này đã tăng 355 triệu đô la (tăng 4,7 lần). Các chuyên gia nhận định P/E của Phúc Long hiện đã lên tới 250 lần, con số này cao hơn rất nhiều so với mức trung bình của thị trường.

Nhiều người đặt câu hỏi rằng việc mua lại thêm 31% cổ phần Phúc Long có đáng hay không, qua đó, các chuyên gia cho rằng Masan đã mua lại quyền kiểm soát của Phúc Long. Qua động thái mua lại này, Masan trả số tiền lớn hơn giá trị thị trường mà bên mua phải bỏ ra để có được quyền kiểm soát một doanh nghiệp sau thương vụ M&A. Trên thực tế, số tiền 110 triệu đô la để sở hữu Phúc Long cũng không phải quá lớn so với quy mô hoạt động của Masan cùng với chiến lược POL của công ty.

Hơn nữa, về mặt lợi thế thương mại, khi Masan sau khi mua lại Phúc Long thì Masan không chỉ sở hữu các tài sản hiện hữu mà quan trọng là Masan cũng sở hữu luôn thương hiệu, nhóm nhân viên của Phúc Long,…Trước đây, Masan cũng đã mua lại 8 thương hiệu như Vinacafe Biên Hòa, Cholimex Food…để góp phần hoàn thiện hệ sinh thái tiêu dùng của họ, và các thương hiệu này cũng đã có giá trị và hiệu suất đáng kể hơn nhờ sự hỗ trợ của Masan. Qua đó, Masan đã nhận lại được những giá trị đủ lớn để bù đắp cho các khoản tiền đầu tư của họ vào các phi vụ M&A.

 

Chủ tịch Hội Đồng Quảng Trị của Tập đoàn Masan là ông Nguyễn Đăng Quang đã từng nói rằng Masan không mua doanh nghiệp để “mua doanh thu” – Ảnh minh họa

 

Chủ tịch Hội Đồng Quảng Trị của Tập đoàn Masan là ông Nguyễn Đăng Quang đã từng nói rằng Masan không mua doanh nghiệp để “mua doanh thu”. Masan đầu tư vào thương hiệu, nguồn nhân lực, công nghệ và hệ thống phân phối để có thể duy trì vị thế của tập đoàn khi công ty đặt chân ngành hàng mới. Masan hoàn toàn có thể tăng biên lợi nhuận toàn doanh nghiệp sau khi sáp nhập để tạo giá trị gia tăng cho các cổ đông.

Ông Nguyễn Đăng Quang nói thêm rằng trong năm qua, Masan không ngừng kết hợp các yếu tố cần thiết cho chiến lược của họ cũng như hoàn thiện mô hình bán lẻ mini – mall để mở rộng quy mô các mô hình trên toàn quốc. Mục tiêu sắp tới của Masan sẽ là chuyển đổi The CrownX trở thành nền tảng tiêu dùng – công nghệ hàng đầu.

The CrownX là nền tảng tiêu dùng – bán lẻ tích hợp WinCommerce và Masan Consumer Holdings có doanh thu thuần đạt 58 nghìn tỷ đồng vào năm 2021, doanh thu thuần tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu thuần quý 4/2021 của The CrownX tăng 12,6% so với cùng kỳ.

Trong năm 2021, doanh thu thuần hợp nhất của Masan tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2020 và đạt 88.629 tỷ đồng, còn doanh thu thuần của quý 4/2021 tăng 10,3% so với cùng kỳ, đạt 23.828 tỉ đồng.

Không tính khoản doanh thu trong mảng thức ăn chăn nuôi vào tháng 12/2020 về việc so sánh tương đương, doanh thu thuần trong năm tài chính 2021 tăng 16,6% và quý 4/2021 tăng trưởng 17%.

Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) hợp nhất năm tài chính 2021 đạt 16.361 tỉ đồng, con số lợi nhuận này tăng 58,1% so với năm trước. Biên EBITDA tăng khoảng 5,1% so với mức 13,4% của năm 2020. Động lực tăng trưởng Masan chủ yếu đến từ EBITDA The CrownX với mức tăng trưởng 72,9% so với năm trước. Masan cũng có đà tăng trưởng lợi nhuận rất cao được thấy trong biên EBITDA đạt 21,1% trong quý 4/2021, cụ thể là cao hơn 330 điểm cơ bản so với quý 4/2020.

Khoản lợi nhuận thuần sau thuế của Masan sau phân bổ cho cổ đông của công ty (NPAT Post-MI) năm 2021 đã tăng 593,9%, cụ thể là lợi nhuận thuần sau thuế đó đạt 8.563 tỉ đồng so với mức 1.234 tỉ đồng trong năm 2020. Nhờ việc Masan cải thiện lợi nhuận hầu hết tất cả các lĩnh vực kinh doanh của công ty nhất là The CrownX, lợi nhuận trên tài sản và vốn chủ sở hữu đã cao hơn đáng kể, cụ thể là lợi nhuận trên tài sản tăng 8,4% lên 704 điểm và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng 35,1% lên 3.096 điểm.

 

Bài: Hào – Tổng hợp

 

Related posts

Link trực tiếp bóng đá Xoilacl.cc miễn phí

Xem tructiep https://socolivenn.cc/