Navigator Business & Entrepreneurs
FeaturedFinanceHighlightRegional Market News

Kinh tế 5 thành phố trọng điểm tăng trưởng ra sao trong năm 2021?

Trong số 5 thành phố trực thuộc trung ương, Hải Phòng là địa phương có mức tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) cao nhất, Hà Nội và Đà Nẵng tăng nhẹ. Trong khi đó, Cần Thơ và TP HCM lại ghi nhận mức tăng trưởng âm.

 

Tốc độ tăng GDP và GRDP của 5 thành phố trực thuộc Trung ương năm 2021. Ảnh: Tổng cục Thống kê

Theo Tổng cục Thống kê, đại dịch COVID – 19 cộng với thời gian giãn cách xã hội kéo dài đã khiến sản xuất trong nước bị đình trệ, chuỗi cung ứng đứt gãy, các chỉ số chính của nền kinh tế sụt giảm, đời sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm 2021, nhờ vào nỗ lực của Chính phủ với các chiến dịch tiêm chủng trên diện rộng nhằm đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cao, kinh tế Việt Nam đã ghi nhận những phục hồi tích cực.

Theo thống kế, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2021 tăng 5,22% so với cùng kỳ 2020, đưa tốc độ tăng GDP năm 2021 của Việt Nam lên 2,58%.

Nhìn chung, cả nước có 54 địa phương tăng trưởng GRDP cao hơn năm trước và 9 địa phương tăng trưởng âm.

Trong số 5 thành phố trực thuộc Trung ương, Hải Phòng là địa phương có tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2021 dẫn đầu cả nước, đạt 12,38%. Bên cạnh đó, mặc dù có tốc độ tăng trưởng cao hơn cả nước nhưng GRDP của Hà Nội chỉ tăng 2,92%, xếp vị trí thứ 40/63 tỉnh. Đà Nẵng duy trì tăng trưởng dương nhưng chỉ tăng nhẹ 0,18%. Trong khi đó, tăng trưởng GRDP của Cần Thơ giảm 2,79% và TP HCM giảm 6,78%, thấp nhất cả nước.

 

Hà Nội tăng trưởng xếp thứ 40 cả nước

GRDP của Hà Nội ước tính tăng 2,92% so với năm 2020, thấp hơn mức tăng trưởng 4,18% của năm 2020.

Trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng ước tính tăng 3,85%, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng công nghiệp trên địa bàn, nhất là các ngành sản xuất, xuất khẩu sản phẩm và sử dụng nhiều nguyên, vật liệu, phụ kiện nhập khẩu.  Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,46%, khu vực dịch vụ tăng 2,71%.

Đây cũng là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm gần đây do các ngành trọng điểm như: Du lịch, khách sạn, nhà hàng, vận tải, xuất nhập khẩu, vui chơi, giải trí…. chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.

 

Hải Phòng dẫn đầu cả nước

Mặc dù dẫn đầu cả nước với tốc độ tăng GRDP, song kết quả ghi nhận được vẫn thấp hơn chỉ tiêu tỉnh này đề ra.

Trong mức tăng trưởng 12,38% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,49%. Khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 19,04; khu vực dịch vụ tăng 5,13%. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục khẳng định là điểm sáng, là động lực tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng với mức tăng 22,46%.

Các ngành chủ lực như: sản xuất thiết bị tự động, sản xuất điện thoại và linh kiện, sản xuất xe máy điện, sản xuất ô tô, sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng duy trì mức tăng cao trong năm 2021.

Đà Nẵng tăng trưởng nhẹ

Nền kinh tế TP. Đà Nẵng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì dịch COVID – 19 đã khiến ngành du lịch – một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Đà Nẵng, gặp khủng hoảng. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong quý III/2021.

Trong mức tăng 0,18% của toàn nền kinh tế TP Đà Nẵng, duy nhất có khu vực dịch vụ tăng 1,24%. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 2,38%; khu vực công nghiệp, xây dựng giảm 2,13%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm 1,44%.

Cần Thơ – TP HCM nằm trong Top 9 địa phương tăng trưởng âm

Tăng trưởng GRDP năm 2021 của Cần Thơ giảm 2,79% so với năm 2020. Trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,12%; khu vực dịch vụ tăng 0,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm mạnh 10,70; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm 0,16%.

Trong khi đó, kinh tế – xã hội TP HCM năm 2021 suy giảm nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19, tăng trưởng GRDP thấp nhất cả nước với mức giảm 6,78% so với năm trước, trong đó quý III giảm hơn 24% so với cùng kỳ năm trước.

Khu vực dịch vụ giảm 5,5% so với năm trước, khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 12,96%; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm 13,68%; thuế sản phẩm giảm 0,43%.

Năm 2021, trước những khó khăn, thách thức mới chưa từng có, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chỉ đạo kịp thời để phát triển kinh tế, phục hồi sản xuất kinh doanh, thực hiện mục tiêu kép “đẩy lùi bệnh dịch và phát triển kinh tế”, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Bài: Hoài Linh – Tổng hợp

 

Related posts

Link trực tiếp bóng đá Xoilacl.cc miễn phí

Xem tructiep https://socolivenn.cc/