Navigator Business & Entrepreneurs
FeaturedHighlightInvestingRegional Market News

Hơn nửa doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam muốn mở rộng sản xuất

Việt Nam đứng đầu ASEAN về tỷ lệ doanh nghiệp Nhật muốn mở rộng hoạt động trong 1- 2 năm tới, và chỉ có hơn 2% doanh nghiệp thu hẹp quy mô hoặc rời đi. 

Vào chiều ngày 18/1, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã có buổi tiếp và làm việc với đại diện Văn phòng Cơ quan Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội.

Các doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam 

Tại buổi làm việc, ông Takeo Nakajama – Trưởng đại diện Văn phòng JETRO tại Hà Nội đã trình bày sơ lược kết quả Khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài, trong đó có 700 doanh nghiệp ở Việt Nam. Khảo sát được thực hiện từ ngày 25/08 đến ngày 24/09, trùng với thời điểm Việt Nam đang hứng chịu tác động nặng nề của dịch Covid – 19 tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

 

Định hướng phát triển kinh doanh 1-2 năm tới của doanh nghiệp Nhật Bản. 

(Credit: Jetro)

Kết quả khảo sát cho thấy, hơn 55% trong số 700 doanh nghiệp Nhật muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam trong vòng 1-2 năm tới. Hơn 42,5% doanh nghiệp dự kiến duy trì ở quy mô hiện tại.

Dù từng có lo ngại Việt Nam “mất điểm” trong mắt các doanh nghiệp FDI do khoảng thời gian giãn cách xã hội nghiêm ngặt, thực tế chỉ có 2% doanh nghiệp Nhật muốn thu hẹp hoạt động và chưa đến 0,5% doanh nghiệp có ý định chuyển sang quốc gia khác.

Tại Việt Nam, DN Nhật Bản quan tâm nhiều nhất đến tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm tài nguyên trong xu thế nỗ lực giảm lượng phát thải khí hiệu ứng nhà kính (khử carbon). Ngoài ra, ít DN Nhật Bản đang hợp tác với DN khởi nghiệp của Việt Nam, chỉ khoảng 5% và DN có dự định hợp tác chỉ ở mức 3% nhưng DN có quan tâm hợp tác là 30%, cao hơn mức trung bình của khu vực châu Á, châu Đại Dương.

Bắt tay tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Tại buổi làm việc, giải thích cho sự chênh lệch tăng doanh thu giữa doanh nghiệp Nhật Bản và doanh nghiệp trong nhóm hàng thực phẩm nói chung, đại diện JETRO bày tỏ: “Trong bối cảnh dịch bệnh, doanh thu ở nhóm mặt hàng thiết yếu có sự gia tăng. Tuy nhiên, doanh nghiệp Nhật Bản sản xuất mặt hàng cao cấp, sản phẩm phục vụ cho hệ thống nhà hàng bị ảnh hưởng do nhà hàng đóng cửa”. 

Cùng đó, doanh nghiệp chế biến thực phẩm của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam. Thời điểm khảo sát khu vực này đang rất căng thẳng về dịch bệnh, đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. “Tuy nhiên, triển vọng phục hồi ngành thực phẩm trong năm 2022 thuộc top trên”, ông Takeo Nakajama nói.

Ông Takeo Nakajama – Trưởng đại diện Văn phòng JETRO tại Hà Nội

Trước kết quả khảo sát chỉ ra vấn đề nhận thức về hiệp định thương mại tự do còn hạn chế và gánh nặng thủ tục xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Nhật Bản, đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) – mong muốn: Thông qua JETRO, Bộ Công Thương muốn biết cụ thể gánh nặng của doanh nghiệp Nhật Bản là gì để có phương án xử lý. Cùng đó, để khuyến khích doanh nghiệp sử dụng các hiệp định thương mại tự do trong xuất nhập khẩu, JETRO hợp tác với Bộ Công Thương trong công tác tuyên truyền, chuẩn bị tài liệu để giới thiệu sâu rộng hơn nữa các hiệp định thương mại tự do tới doanh nghiệp Nhật Bản.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đánh giá cao nỗ lực của JETRO trong việc tiến hành cuộc khảo sát và đưa ra kết quả hữu ích đối với nhiều đối tượng phía Việt Nam, trong đó có Bộ Công Thương. 

Chúng ta nhận thấy năm 2020 và 2021, doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn chủ yếu do điều kiện khách quan là dịch bệnh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn giữ vững được hoạt động sản xuất kinh doanh, đây là điều đáng mừng.

 

Bài: Thu Thảo – Tổng hợp 

Related posts

Link trực tiếp bóng đá Xoilacl.cc miễn phí

Xem tructiep https://socolivenn.cc/