Navigator Business & Entrepreneurs
FeaturedHighlightMarketsNewsRegional Market News

Hàng hải Việt Nam bứt phá, lãi kỷ lục 3.750 tỷ đồng

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã bứt phá sản xuất kinh doanh ngoạn mục từ tình trạng thua lỗ năm 2020, trở thành đầu tàu kinh tế giao thông, lãi hàng nghìn tỷ đồng trong năm 2021. 

Lợi nhuận của VIMC năm 2021 ước đạt 3.750 tỷ đồng 

Lần đầu tiên sau nhiều năm thua lỗ kéo dài, toàn khối vận tải biển của VIMC đã ghi nhận lợi nhuận 1.078 tỷ đồng trong năm 2021.

Kết quả kinh doanh ấn tượng năm 2021 sẽ giúp VIMC sớm trở lại vị thế là doanh nghiệp hàng hải số 1 Việt Nam.

Theo đó, trong năm 2021, VIMC ghi nhận một năm kinh doanh đại thắng khi doanh thu toàn tổng công ty ước đạt 19.604 tỷ đồng, bằng 124% cùng kỳ năm 2020 và bằng 129% kế hoạch năm 2021; lợi nhuận của VIMC trong năm 2021 ước đạt 3.750 tỷ đồng, bằng 554% kế hoạch năm. Đây là con số thực sự ấn tượng khi năm ngoái VIMC vẫn lỗ tới 145,3 tỷ đồng. 

Một số đơn vị đạt kết quả nổi trội như: Công ty VIMC Shipping (đơn vị hạch toán phụ thuộc) ước lợi nhuận 496,8 tỷ đồng (kế hoạch 2021 cân bằng lợi nhuận), Công ty Vosco ước lợi nhuận 185,5 tỷ đồng (kế hoạch 2021 cân bằng lợi nhuận), Công ty Vinaship ước lãi 164,8 tỷ đồng (kế hoạch 2021 lãi 15 tỷ đồng), Công ty Biển Đông ước lãi 37 tỷ đồng.

“Nhìn chung, các tàu hàng khô của VIMC trong năm 2021 đều tận dụng được cơ hội thị trường để cải thiện hiệu quả. Ngoại trừ một số tàu đã ký hợp đồng dài hạn từ đầu năm, các tàu ký hợp đồng ngắn hạn đều nhanh chóng bắt kịp đà tăng của thị trường từ giữa năm 2021, đặc biệt là tăng mạnh trong quý 3/2021”, lãnh đạo VIMC cho biết.

Trong khi đó, khối các doanh nghiệp cảng biển VIMC vẫn tiếp tục là hoạt động mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho VIMC trong năm 2021 với các chỉ tiêu về sản lượng, doanh thu và lợi nhuận hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra.

Cụ thể, lợi nhuận trước thuế năm 2021 khối cảng biển ước đạt 2.234,9 tỷ đồng (chiếm 78% tổng lợi nhuận hợp nhất toàn VIMC), trong đó một số cảng có kết quả nổi bật như: Cảng Sài Gòn 775,6 tỷ đồng; Cảng Quy Nhơn 410 tỷ đồng (256,3% KH 2021, nhờ tận dụng tốt cơ hội thị trường trong việc phát triển mặt hàng thiết bị điện gió mang lại lợi nhuận cao).

VIMC trở thành đầu tàu kinh tế của ngành Giao thông 

“Việt Nam có tiềm năng lợi thế là sở hữu bờ biển dài, nhưng phát triển vận tải biển thời gian qua chưa xứng với tiềm năng. Vì thế, đây là mục tiêu quan trọng của VIMC trong năm 2022, với hình ảnh của doanh nghiệp ngành hàng hải đứng đầu cả nước cả về vận tải biển và cảng biển, dẫn dắt sự phát triển kinh tế biển; đồng thời, hướng đến mục tiêu mở rộng thị trường vận tải biển quốc tế, nhất là thị trường vận tải biển container quốc tế”, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Xuân Sang cho biết.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng đặt hàng với VIMC tuyến vận tải biển, ven biển Việt Nam – Trung Quốc trước tình trạng ùn tắc đường bộ xe vận tải hàng hóa ở cửa khẩu, cần có kế hoạch, giải pháp chia sẻ gánh nặng với đường bộ. Ngoài quy hoạch cảng biển, còn quy hoạch cảng cạn và đường thủy nội địa, do đó lãnh đạo ngành GTVT đề nghị VIMC tập trung phát triển đội tàu biển, làm cơ sở để phát triển các “cánh tay nối dài” của cảng biển là các cảng cạn và đội tàu đường thủy nội địa. 

Năm 2022, cảng biển vẫn tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế giao thông trong thế “chân vạc” 3 mảng cảng biển – dịch vụ vận tải – vận tải biển, Bộ GTVT yêu cầu VIMC đẩy nhanh tiến trình di dời cảng Sài Gòn, cảng Hoàng Diệu; đẩy nhanh tiến độ xây dựng bến 3 và 4 cảng Lạch Huyện; nghiên cứu quy hoạch cảng biển để đầu tư cảng biển theo định hướng trong 10 năm tới.

Bài: Thu Thảo – tổng hợp 

Related posts

Link trực tiếp bóng đá Xoilacl.cc miễn phí

Xem tructiep https://socolivenn.cc/