Tại Mỹ, giá xe ô tô mới đang tăng nhanh chóng mặt. Một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thế giới vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng thiếu chip và chất bán dẫn vì sự bùng phát của đại dịch Covid và nhu cầu của khách hàng tăng vọt.
Sự thiếu hụt chip đã buộc Ford, General Motors và các công ty ô tô khác phải cắt giảm sản lượng của họ. Các đại lý ô tô không có đủ xe mới để đáp ứng nhu cầu, khiến giá ô tô cũ lẫn mới bị đẩy lên cao một cách nhanh chóng.
Sự thiếu hụt chip cùng với tác động của nó là một ví dụ điển hình cho thấy hậu quả khi một số công ty trở nên quá thống trị trong một lĩnh vực nhất định. Đảng Dân chủ Massachusetts chỉ ra rằng có 5 công ty kiểm soát tới 54% sản xuất chất bán dẫn toàn cầu, mang lại cho họ “sức mạnh thị trường to lớn”.
“Sự tập trung thị trường này đã làm giảm cạnh tranh, cho phép các tập đoàn dẫn đầu thu về lợi nhuận khổng lồ”, Thượng nghị sĩ Senator Elizabeth Warren viết trong một bức thư gửi Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo hôm thứ Năm. “Nhưng việc này đã gây hại cho người tiêu dùng, bằng cách tạo điều kiện cho các công ty thống lĩnh này tăng giá, điều này đồng thời làm giảm sự đổi mới và chất lượng của sản phẩm”.
Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn cũng cho rằng Mỹ cần khuyến khích sản xuất chip nội địa nhiều hơn. Bởi ngành công nghiệp bán dẫn là một trong những lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt nhất, và có tác động kinh tế lớn nhất thế giới, góp pần cách mạng hóa toàn bộ các phân khúc của nền kinh tế và cải thiện đáng kể lối sống của người dân.
Người tiêu dùng bị ảnh hưởng
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng lòng tham của doanh nghiệp đang làm tăng mức độ lạm phát hiện nay. Các nhà kinh tế của Nhà Trắng đã chỉ trích thông một bài đăng trên blog vào tuần trước, về vấn đề các nhà cung cấp thịt “thống trị” sử dụng sức mạnh thị trường của họ để thu lợi nhuận, khiến giá thịt tăng vọt trong thời gian gần đây.
Về lĩnh vực chip máy tính, Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC), nhà cung cấp chip cho Apple, Nvidia và các công ty công nghệ khác, là một trong những công ty đang phát triển quá mạnh mẽ. Ngoài ra còn có ASML, vì là công ty duy nhất sản xuất máy móc cần thiết cho các chip tiên tiến nên không thể đáp ứng kịp nhu cầu.
Do đó, trong khi các công ty bán dẫn thống trị như TSMC và ASML thu về lợi nhuận khổng lồ cho công ty và các cổ đông, thì người tiêu dùng bị tổn hại bởi tình trạng thiếu hàng và giá cả tăng vọt.
Giá tăng đột biến
Đại dịch Covid-19 cũng được nhiều người coi là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt chip máy tính, vì tình trạng này đã không xảy ra trước khi dịch Covid – 19 bùng phát.
Giá ô tô tăng đột biến là ví dụ rõ ràng nhất cho thấy tình trạng thiếu chip và các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng nói chung đã ảnh hưởng đến cuộc sống người dân như thế nào. Giá ô tô mới ghi nhận mức tăng kỷ lục 11,1% trong tháng 11 so với cùng kỳ năm 2020.
Ô tô không phải là mặt hàng tăng giá duy nhất, vì chip máy tính là thành phần quan trọng đối với TV, máy tập thể dục và nhiều thiết bị công nghệ khác. Điều này đã khiến giá các mặt hàng tiêu dùng tăng vọt mạnh nhất trong gần 40 năm qua.
Hàng tỷ đô la tài trợ có thể đang được chuyển đến các nhà sản xuất chip
Để giải quyết tình trạng thiếu chip và tăng cường chuỗi cung ứng trong nước, Quốc hội năm ngoái đã thông qua Đạo luật CHIPS, đạo luật khuyến khích sản xuất và nghiên cứu chất bán dẫn trong nước. Thượng viện đã thông qua luật tài trợ cho Đạo luật CHIPS cho nước Mỹ. Raimondo, Bộ trưởng Thương mại, đã đệ đơn để Hạ viện làm điều tương tự.
Nếu khoản tài trợ đó được thông qua, các doanh nghiệp sẽ được hưởng một lượng tài trợ lớn từ chính phủ liên bang nhằm mục đích hồi sinh ngành công nghiệp bán dẫn của Hoa Kỳ, bao gồm cả 19 tỷ đô la chỉ trong năm tài chính 2022.
Bên cạnh đó, những lo ngại về sự tập trung của các công ty trong ngành công nghiệp chip đã khiến các nhà quản lý “dập tắt” các thương vụ sáp nhập công ty bán dẫn. Vào đầu tháng này, Ủy ban Thương mại Liên bang đã khởi kiện nhằm ngăn chặn việc Nvidia tiếp quản công ty thiết kế chip Arm của Anh trị giá 40 tỷ USD.
Bài: Hoài Linh – Theo CNN