Vào năm 2020, gã khổng lồ bất động sản Evergrande đã vạch ra một kế hoạch táo bạo, đó là vượt qua Tesla.
Doanh nghiệp phát triển về bất động sản này cho biết rằng họ sẽ ra mắt sáu mẫu xe điện gồm sedan, minivan, SUV. Họ còn tuyên bố rằng những chiếc xe của họ sẽ có “buồng lái” chất lượng sánh ngang phương tiện hàng không vũ trụ và sử dụng hệ điều hành thông minh tân tiến có thể kết nối với nhà của chủ sở hữu. Các báo cáo đã công bố cũng cho thấy chúng có khả năng chịu được môi trường có nhiệt độ khắc nghiệt, điều khiến này các nhà đầu tư phấn khích.
Vào đầu năm nay, giá trị của Evergrande Auto đã tăng lên mức 87 tỷ USD, vượt qua Ford và General Motors. Công ty cho biết sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt từ năm 2021, trong đó họ sẽ giới thiệu 3 mẫu mới vào tháng Tư.
Nhưng thực tế cho thấy, họ vẫn chưa bán được chiếc xe nào. Evergrande Auto cho biết, tháng 6 vừa rồi chính là giai đoạn hoàn thiện của chu trình sản xuất. Dẫu vậy, khi tập đoàn rơi vào khủng hoảng nợ 305 tỷ đô-la, các xưởng sản xuất rơi vào trì trệ, làm cho của công ty xe hơi đang đà phát triển đã trở nên chẳng còn chắc chắn.
Tính đến tháng 3, giá cổ phiếu của họ đã mất 96% giá trị tính từ mức đỉnh vào tháng 4 và điều này khiến họ có nguy cơ lỗ tới 740 triệu đô la trong nửa đầu năm 2021.
Các chuyên gia nói rằng những khoản lỗ của Evergrande Group thực tế không quá lớn nếu xét trong tổng quy mô nợ mà doanh nghiệp này sở hữu. Tuy nhiên, nó vẫn là bằng chứng cho thấy tham vọng của nhà phát triển Trung Quốc này đã khiến họ rơi vào thế cuộc bấp bênh như hiện nay.
Evergrande từng tuyên bố khi ra mắt họ sẽ cung cấp số xe nhiều gấp đôi Tesla
Rằng mỗi mẫu xe hơi trong tổng chín mẫu của Evergrande sẽ được đặt tên là “Hengchi”, kèm với các chữ số từ 1 đến 9 theo sau. Hengchi là sự kết hợp giữa tên của Evergrande trong tiếng phổ thông và ký tự Trung Quốc có nghĩa là “Lan tỏa nhanh chóng” hoặc “tốc độ”
Ý tưởng này thể hiện rõ mong muốn nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường ô tô toàn cầu của tập đoàn Evergrande và chủ tịch của họ, tỷ phú Hui Ka Yan. Phía công ty còn cho biết vào tháng 6 năm 2020 họ có dự tính sẽ trở thành “Tập đoàn ô tô năng lượng mới tân tiến và lớn mạnh nhất thế giới” trong vòng ba đến năm năm tới.
Chỉ 6 tháng sau đó, tập đoàn tuyên bố sẽ cung cấp 1 triệu chiếc ô tô mỗi năm kể từ 2025, và đến 2035 mức sản xuất sẽ lên 5 triệu chiếc ô tô. Trong khi đó, vào năm 2020 tập đoàn Tesla của Elon Musk chỉ sản xuất và bán được 500.000 chiếc ô tô.
Năm 2019 đánh dấu, thời điểm Evergrande bắt đầu thâm nhập vào ngành công nghiệp sản xuất ô tô. Khi đó Evergrande vẫn chưa sở hữu dự án kinh doanh nào về sản xuất ô tô, do đó họ đã sử dụng vốn từ hệ thống Evergrande Heath chuyên về mặt chăm sóc sức khỏe đểmua lại một nhà máy sản xuất ô tô của Thuỵ Điển.
Theo The Global Times, họ đã chi 23 tỷ đô la để tiến hành xây dựng cơsở sản xuất xe hơi chỉ trong năm này.
Dẫu vậy, hiện Evergrande cho biết họ đã phải ngừng tất cả các dự ánsau khi không trả được tiền cho các nhà cung cấp. Một trong các cơ sở đặt tại ngoại ô Thượng Hải của họ đã không còn dấu hiệu hoạt động và chỉ còn 1 vài công nhân, tờ The South China Morning cho biết.
Zhiwu Chen (Giám đốc của Asia Global Institute, đồng thời giáo sư kinh tế tại Đại học Hồng Kông) nói rằng, những tuyên bố táo bạo củaEvergrande đã tạo thành ví dụ điển hình về “câu chuyện bong bóng điên rồ” của ngành công nghiệp xe điện.
“Doanh nghiệp thích kể chuyện và khoe khoang thường sẽ phát triển và vượt qua tất cả ràng buộc tại Trung Quốc”, ông Chen nhận xét, và còn nhắc rằng các vấn đề này xuất phát từ sự thiếu kỷ luật trong công việc giữa các nhà đầu tư cũng như người cho vay và người quản lý vốn của họ. Ông còn cho biết thêm “Rằng không chỉ Evergrande rơi vào tình huống này, mà sự thực nhiều công ty Trung Quốc khác cũng đang tiến vào tình huống như vậy”
Để ví dụ cho các công ty Trung Quốc có xu hướng thường phóng đại các khả năng của họ, Chen liệt kê HNA Group, Anbang, Alibaba, DiDi và Bytedance. Paul Schulte (người sáng lập công ty phân tích tài chính Schulte Research có trụ sở tại Hồng Kông) cho biết việc Evergrande cố lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh xe điện khi lĩnh vực này đang “hot” là minh chứng rõ ràng cho “nỗi sợ bị bỏ lại” (fear of missing out).
Nhìn chung, cả hai nhà phân tích trên đều cho thấy Evergrande có khả năng sẽ phải bán mảng kinh doanh ô tô của tập đoàn. Song có lẽ việc này sẽ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện vì nhiều khoản đầu tư từ nó đã không còn sinh ra lợi nhuận.
Schulte nói thêm với chúng tôi: “Họ đang cố hạ giá thành của xe đến mức thấp nhất rồi song vẫn không tìm thấy người mua”. Schulte còn lưu ý thêm rằng, Evergrande có thể sẽ lỡ mất cơ hội bán mảng này cho đối thủ có vị thế tốt, “Nếu Trung Quốc thân thiện hơn với phương Tây, một công ty như Tesla, KKR hay Blackstore, hay Apollo có thể đến và xem xét xem có thể cứu vãn được khối tài sản nào. Tuy nhiên việc này sẽ rất khó xảy ra”
Bài: V.A.N – theo businessinsider