Kết thúc phiên ngày 16/12, trong số 10 cổ phiếu tác động tích cực nhất đền VN-Index có tới 7 cố phiểu bất động sản, bao gồm BCM (tăng 6,83%), DIG (tăng kịch trần), PDR (tăng 3,84%), VGC (tăng kịch trần), NLG (tăng 6,72%),…
Mặc dù thị trường diễn biến khá ảm đạm, trên sàn HoSE có tới 243 mã giảm trong khi chỉ có 209 mã tăng, nhưng chỉ số VN-Index kết phiên 16/12 vẫn tăng nhẹ 1,11 điểm, tương đương 0,08%, lên 1.476,61 điểm.
Trong 3 phiên gần nhất, VN-Index đều đóng cửa ngay sát tham chiếu.
Chỉ số VN30-Index không có cơ hội tăng trở lại trong phiên chiều, chủ yếu do các mã vốn hóa khủng nhất trong nhóm này liên tục giảm, bao gồm VIC, VHM, VCB, SAB, MSN, VJC… Tuy nhiên đến thời điểm chốt ATC, không ít mã được kéo trở lại, như VIC, VHM, VJC, VNM… giúp chỉ số phục hồi được một phần, và đóng cửa ở 1,510.2 điểm, giảm hơn 9 điểm so với cuối ngày hôm trước.
Credit: Vietstock Finance
Diễn biến trên sàn phái sinh, cụ thể là hợp đồng sắp đáo hạn VN30F2112 theo sát chỉ số cơ sở. Thậm chí trong nửa sau phiên chiều, chênh lệch giữa giá hợp đồng với chỉ số chuyển từ dương sang âm. Dù có biến động khá mạnh tại thời điểm ATC, tuy nhiên có thể nói sàn phái sinh phiên chiều nay đóng cửa trong không khí yên bình.
Chỉ số HNX-Index không bị ảnh hưởng từ sàn HOSE. Gần như suốt phiên chiều, chỉ số này đi ngang, thậm chí đóng cửa còn cao hơn 1 chút so với phiên sáng. Trên nhóm Large Cap sàn HNX, CEO vẫn tăng trần 9.7% như cuối phiên sáng, ngoài ra còn có IDC tăng hơn 3%, tuy nhiên nhiều mã khác giảm nhẹ. Điều quan trọng là Large Cap ít dao động giá trong phiên chiều, ngược lại nhiều mã vốn hóa nhỏ hơn lại tiếp tục tăng giá.
Chỉ số UPCoM-Index tiếp tục lận đận trong nửa đầu phiên chiều, sau khi rớt sâu vào lúc trưa, tuy nhiên cũng có cú hồi vào cuối phiên, và đóng cửa gần bên dưới tham chiếu. Một số Large Cap tăng đáng chú ý trong phiên sáng như SIP, SNZ, VGT… thì tiếp tục tăng mạnh hơn trong phiên chiều. Tuy nhiên đáng chú ý hơn là những mã sáng đỏ chiều xanh trở lại như BSR, KLB, VEF …
Bất động sản tăng
Credit: Vietstock Finance
Lực kéo chủ yếu đến từ cổ phiếu bất động sản, nhưng không phải từ những “ông lớn” như VIC (đứng giá tham chiếu), VHM (giảm 0,36%), NVL (đứng giá tham chiếu). Trong số 10 cổ phiếu tác động tích cực nhất tới VN-Index có tới 7 cổ phiếu bất động sản, bao gồm BCM (tăng 6,83%), DIG (tăng kịch trần), PDR (tăng 3,94%), VGC (tăng kịch trần), NLG (tăng 6,72%), DXG (tăng 6,47%), ITA (tăng kịch trần). Nhìn chung, cổ phiếu bất động sản được bao trùm bởi sắc xanh, trong đó cũng không thể không kể đến QCG, FLC, ROS, CII, LDG, AGG, VGC đồng loạt tăng kịch biên độ.
Trái lại, nhóm ngân hàng và chứng khoán đều diễn biến kém tích cực, trong đó VPB giảm tới 2,74% và trở thành cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến VN-Index, HDB giảm 1,16%, TPB giảm 1,54%, SSI giảm 1,55%, VND giảm 2,53%, HCM giảm 1,58%…
Ở nhóm sản xuất, các cổ phiếu đa phần biến động trong biên độ hẹp, như HPG giảm 0,63%, SAB giảm 0,98%, MSN giảm 0,62% trong khi VNM tăng 0,35%, GVR tăng 0,26%… Một số ít cổ phiếu gây ấn tượng với mức tăng kịch trần có thể kể đến SAM, TTF.
Cổ phiếu hàng không và bán lẻ cũng không thực sự khả quan khi VJC và HVN giảm lần lượt 0,97% và 3,91%; MWG giảm 1,69% còn PNJ giảm 2,4%.
Trong khi đó, cổ phiếu năng lượng giao dịch tích cực với GAS tăng 0,92%, POW tăng kịch trần và PLX tăng 0,55%.
Thanh khoản khớp lệnh sàn HoSE ở mức trung bình, đạt 25.138 tỷ đồng.
Bài: Thu Thảo – Tổng hợp