Mạng xã hội là một công cụ hoàn toàn miễn phí và có sức ảnh hưởng để định hình thiết lập bản sắc cá nhân, xây dựng hình ảnh và trở nên nổi bật trong ngành của bạn. Navigator trân trọng giới thiệu bài viết của Columnist Phan Thế Anh – Giảng viên bộ môn Marketing Trường ĐH Quốc Tế Miền Đông, và cũng là một Travel blogger nổi tiếng ở Việt Nam, Hàn Quốc & Đài Loan về chủ đề thú vị này.
Việc xây dựng thương hiệu cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội ngày càng trở nên quan trọng hơn do vô số lợi ích của mạng xã hội mang lại với mục tiêu tiếp cận công chúng, cũng như khách hàng tiềm năng cho bạn. Tuy nhiên, bạn không thể xây dựng thương hiệu cá nhân của mình trong một hoặc hai ngày. Việc xây dựng thương hiệu cá nhân đòi hỏi sự. nỗ lực xây dựng nội dung liên tục, và tiêu tốnrất nhiều cho việc đầu tư về chất xám, công sức, thời gian và cả tài chính.
Một trong những bước cơ bản nhất là xác định mục tiêu chính của bạn muốn đạt được với thương hiệu cá nhân. Do đó, người xây dựng thương hiệu cá nhân cần phải đặt mục tiêu cho việc xây dựng thương hiệu của mình.
Mục đích chính của bạn có thể là bán hàng online? Hoặc xây dựng một thương hiệu / sản phẩm / dịch vụ của bạn với các đối thủ cạnh tranh hiện có? Hoặc mong muốn trở thành một nhà sáng tạo nội dung và có sức ảnh hưởng cho cộng đồng?
Những ví dụ điển hình:
LinkedIn: Nếu bạn muốn xây dựng một Mạng xã hội để cho mọi người công nhận các kỹ năng chuyên môn của mình, mở rộng hệ thống quan hệ xã hội cho nghề nghiệp của bạn cũng như tìm kiếm các cơ hội việc làm mới trong ngành. Trong trường hợp này, bạn có thể tập trung vào việc xây dựng hồ sơ LinkedIn của mình. Ở sân chơi này, người dùng sẽ tham gia các chương trình kiểm tra năng lực của LinkedIn, để được cấp các bằng chứng chỉ về sự chuyên nghiệp của bạn; mở rộng, kết nối với những chuyên gia trong lĩnh vực của mình; đóng góp và chia sẻ những câu chuyện liên quan đến nghề nghiệp của mình trên hệ thống LinkedIn… Điều này giúp hồ sơ việc làm, trang cá nhân của bạn trên LinkedIn tăng mức độ tin cậy. Nhà tuyển dụng có thể xem các vòng kết nối của bạn với những chuyên gia trong ngành.
Facebook: Bạn muốn được nhiều người biết đến hơn? Bạn nên xây dựng hồ sơ Facebook của mình thông qua những chia sẻ có sức ảnh hưởng, những câu chuyện có cảm hứng đến cộng đồng để thu hút một lượng lớn người theo dõi. Ngoài Facebook fanpage, bạn cũng cóthể xây dựng một hệ thống cộng đồng riêng cho mình. Ví dụ như: Tôi xây dựng về hình ảnh là một travel blogger, chuyên chia sẻ, bình luận về các địa điểm ăn chơi ở Đài Loan, tôi xây dựng các kênh, group với nền tảng liên quan như Group “Ăn chơi Đài Loan”, tạo mức độ phủ sóng dày đặc trên mạng xã hội của mình
Instagram: Nếu bạn chuyên về nhiếp ảnh, thích và có “gout” về bài trí, thời trang…, thì Instagram sẽ là nơi dành cho bạn.
TikTok: Trong trường hợp bạn có khiếu diễn xuất, diễn đạt, có khả năng sáng tạo kịch bản, viết một câu chuyện hay, TikTok sẽ là dân chơi dành cho bạn. Ngoài ra, chính bản thân bạn cũng như tôi đều còn có thể sở hữu rất nhiều trang mạng xã hội khác. Mỗi trang mạngxã hội chính là cơ hội tiếp cận một lượng công chúng mới cho chính bản thân bạn.
Điểm quan trọng tiếp theo trong xây dựng thương hiệu cá nhân trênmạng xã hội là xác định chuyên môn của bạn. Điều này sẽ giúp bạn xác định thương hiệu của mình. Cho dù đó là thương hiệu cá nhân hay xây dựng hình ảnh cho sản phẩm, dịch vụ của bạn, bạn cần thực hiện những gì bạn đang thể hiện trên mạng xã hội một cách thống nhất, chỉn chu nhất để cho mọi người nên nhận ra bạn. Bạn có thể xây dựng thương hiệu của mình bằng cách thể hiện qua sở thích và kỹ năng của bạn trong tất cả các clip, trang giới thiệu mô tả trên các hồ sơ mạng xã hội của bạn. Những mô tả này đóng vai trò là những từ khóa giúp khách hàng tiềm năng có mức độ khái quát hiểu biết về thương hiệu của bạn để quyết định có nên theo dõi bạn không. Đó cũng là cơ hội để bạn xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm có liên quan khi mọi người tìm kiếm thông tin liên quan trên mạng.
Thiết lập chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân
Nếu mục tiêu của bạn là thúc đẩy lưu lượng truy cập đến các trang mạng xã hội của mình, thì hãy tạo sự liên kết của các kênh, và luôn giới thiệu các kênh bạn đang sở hữu trên trang của bạn. Mỗi mạng xã hội có một vai trò, sân chơi, luật khác nhau. Khi bạn tiếp cận một lượng khán giả và khiến họ yêu thích, bạn nên mở rộng sức ảnh hưởng của mạng xã hội này để phát triển kênh trên mạng xã hội khác
Bạn nên xây dựng một lịch nội dung quyết định nội dung và thời điểm đăng
Ngoài ra, mạng xã hội là một nền tảng để tương tác. Vì vậy, bạn không thể quảng bá doanh nghiệp của mình mọi lúc. Để tránh việc quảng cáo quá dày đặc, hãy tạo một sân chơi lành mạnh, tạo ra lợi ích khi khách hàng xem kênh của bạn, làm cho họ phải luôn theo dõivà không muốn rời khỏi kênh của bạn.
Giữ một năng lượng tích cực và học hỏi từ các nhà sáng tạo nội dungchuyên nghiệp. Một bài đăng mang tính tiêu cực không những làm bạn xấu xí đi trong mắt người xem, cũng mang lại những ý kiến trái chiều trên các hệ thống kênh của bạn. Xây dựng một môi trường tích cực, khiến khán giả của mình vui khi tiếp cận các nguồn thông tin bạn chia sẻ, đấy là một phương pháp cực kỳ hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cũng nên theo dõi các kênh đã phát triển trước mình, quan sát việc xây dựng nội dung, định hướng, cách truyền cảm hứngcủa nhưng nhà sáng tạo nội dung đã xây dựng trước và thành công trong lĩnh vực tương tự.
Đăng nội dung đều đặn cũng là một điều quan trọng cho việc quyết định công chúng có muốn theo dõi bạn hay không. Không đăng quánhiều sẽ làm khán giả cảm giác nguồn thông tin quá dồn dập, không đăng quá ít để họ cảm giác bạn không định hướng xây dựng lâu dài, bền vững. Xây dựng các kênh thống nhất đi cùng việc đầu tư phát triển nội dung, đấy chính là chiến lược giúp bạn xây dựng nội dung trên mạng xã hội thành công.
Bài: Phan Thế Anh – Travel Columnist