Tại nhà máy tương lai của Boeing Co, các thiết kế kỹ thuật 3D nhập vai sẽ được ghép nối với các robot nói chuyện với nhau, trong khi các thợ máy trên toàn thế giới sẽ được liên kết thông qua 3.500 bộ tai nghe Hololens do Microsoft Corp sản xuất.
Ảnh minh hoạ
Theo đó, các chuyên gia cho rằng Boeing đã nhiều lần đưa ra những cam kết táo bạo tương tự về cuộc cách mạng kỹ thuật số và đã đạt những kết quả khác nhau. Tuy nhiên, đại diện Boeing cho biết vấn đề cải thiện chất lượng và an toàn là mục tiêu sắp tới trong khi công ty đang phải đối mặt với nhiều mối đe doạ.
Trong năm 2022, Boeing sẽ dần khẳng định lại vị thế thống trị của mình trong lĩnh vực kỹ thuật sau cuộc khủng hoảng 737 MAX, đồng thời đặt nền móng cho chương trình máy bay tương lai trong thập kỷ tới với chi phí lên tới 15 tỷ USD. Điều này cũng nhằm mục đích ngăn chặn các vấn đề sản xuất trong tương lai, chẳng hạn như lỗi cấu trúc của chiếc 787 Dreamliner trong năm qua.
Kỹ sư trưởng của Boeing, ông Greg Hyslop trả lời Reuters: “Chúng tôi đang tập trung vào thay đổi cách thức vận hành trong nội bộ doanh nghiệp”. Sau nhiều năm cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, nhu cầu đáp ứng đơn đặt hàng ngày cang tăng cao đã mở ra mặt trận mới trong cuộc chiến giữa Boeing với Airbus của châu Âu, lần này là tại nhà máy”.
Giám đốc điều hành Airbus, ông Guillaume Faury cam kết, công ty sẽ phát minh ra các hệ thống sản xuất mới và tận dụng sức mạnh của dữ liệu để tối ưu hoá hệ thống sản xuất của mình.
Cách tiếp cận của Boeing đã được đánh dấu bởi những tiến bộ gia tăng trong các chương trình máy bay phản lực hoặc công cụ cụ thể, thay vì đại tu toàn bộ hệ thống đặc trưng cho sự thúc đẩy của Hyslop hiện nay.
Sự thúc đẩy đồng thời của “hai gã khổng lồ máy bay” là biểu tượng của một cuộc cách mạng kỹ thuật số đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, khi các nhà sản xuất ô tô như Ford Motor Co và các công ty truyền thông xã hội như Facebook Meta Platforms Inc xây dựng thị trường trên thế giới ảo Metaverse.
Câu chuyện đặt ra với ngành hàng không trên Metaverse
Metaverse – một không gian kỹ thuật số được chia sẻ, thường sử dụng thực tế ảo hoặc thực tế tăng cường và có thể truy cập qua Internet sẽ hoạt động như nào trong ngành hàng không?
Giống như Airbus, mục tiêu của Boeing cho chiếc máy bay mới tiếp theo là chế tạo và liên kết các bản sao “ống nhòm kỹ thuật số” ba chiều của máy bay phản lực và hệ thống sản xuất có khả năng chạy mô phỏng.
Các mô hình kỹ thuật số được hỗ trợ bởi một “chuỗi kỹ thuật số” tích hợp thông tin về máy bay từ các yêu cầu của hãng hàng không đến hàng triệu bộ phận, trang tài liệu chứng nhận, chuỗi cung ứng.
Thách thức rất lớn
Một số chuyên gia hoài nghi về các vấn đề kỹ thuật với máy bay phản lực huấn luyện quân sự nhỏ 777X và T-7A RedHawk của Boeing, được phát triển bằng các công cụ kỹ thuật số.
Phó chủ tịch phân tích tại Teal Group, ông Richard Aboulafia cho biết, Boeing đang quá chú trọng vào lợi nhuận của cổ đông với chi phí chiếm ưu thế về kỹ thuật và tiếp tục cắt giảm chi tiêu cho R&D.
Chiến lược lâu dài
Gần đây, Boeing đã thuê kỹ sư cấp cao để giám sát quá trình “chuyển đổi kỹ thuật số”.
Đồng thời, Boeing đã “chế tạo” những chiếc máy bay phản lực T-7A đầu tiên ở dạng mô phỏng, theo một thiết kế dựa trên mô hình T-7A được tung ra thị trường chỉ sau 36 tháng. Tuy vậy, chương trình cũng đang phải vật lộn với sự thiếu hụt bộ phận, sự chậm trễ trong thiết kế và các yêu cầu thử nghiệm bổ sung.
Boeing đã có một khởi đẩu thuận lợi với nhà máy sản xuất cánh 777X ở bang Washington – nơi việc cấu hình và tối ưu hoá lần đầu được thực hiện bằng kỹ thuật số.
Hyslop cho biết: “Đây là chiến lược dài hơi. Dẫu vậy, mọi nỗ lực đang từng bước giải quyết vấn đề. Hiện tại, chúng tôi muốn thực hiện kế hoạch một cách trọn vẹn từ đầu đến cuối”.
Bài: Thu Thảo – dẫn từ The SwizterlandTimes