Navigator Business & Entrepreneurs
FeaturedHighlightMarketsRegional Market News

Báo cáo doanh thu quý 3 của hãng xăng dầu Thalexim và Petrolimex

+Luỹ kế 9 tháng, Thalexim ghi nhận doanh thu 8.314 tỷ đồng, lãi ròng 46 tỷ đồng có cải thiện so với mức lỗ 104 tỷ cùng kỳ năm ngoái.
+Doanh thu của Petrolimex vẫn tăng trưởng nhờ mặt bằng giá xăng dầu, nhưng lợi nhuận hiện vẫn đang lao dốc.

 

 

Xăng dầu Thanh Lễ tiếp tục thua lỗ 8 tỷ trong quý 3/2021

Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ – CTCP (Thalexim, TLP) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 3/2021 với doanh thu thuần 1.689 tỷ đồng, giảm 12% so cùng kỳ. Lãi gộp từ bán hàng giảm mạnh đến 66%, đạt 49 tỷ đồng.

 

 

 

 

Trong cùng kỳ công ty này đã giảm đáng kể các khoản chi phí tài chính. Dù vậy, khấu trừ TLP vẫn thua lỗ ròng gần 8 tỷ đồng. Được biết, suốt quý 3 năm nay do diễn biến dịch phức tạp tại Bình Dương và phía Nam đã ảnh hưởng đáng kể đến tình hình kinh doanh của Công ty.

 

 

Luỹ kế 9 tháng, Công ty ghi nhận doanh thu 8.314 tỷ đồng, trừ chi phí TLP thu về lãi ròng 46 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với mức lỗ 104 tỷ cùng kỳ năm ngoái.

 

 

 

 

 

Năm 2021, TLP lên kế hoạch tập trung hoàn thiện hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại tỉnh Bình Phước; dự án khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đầu tư xây dựng kho xăng dầu Phú Quốc… Hiện, triển vọng cải thiện nhu cầu dầu tiếp tục tạo động lực hỗ trợ giá xăng dầu bật tăng mạnh thời gian gần đây cũng tác động tích cực đến doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu, bao gồm Thành Lễ.

 

 

Tính đến ngày 30/9/2021, tổng tài sản của TLP vào mức 61.580 tỷ đồng, không thay đổi nhiều so với đầu năm. Trong đó tài sản ngắn hạn vào mức 38.377 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn là lượng hàng tồn kho 11.738 tỷ đồng, tăng 24% so với đầu kỳ.

 

 

Lợi nhuận Petrolimex quý III sụt 91%, xuống thấp nhất trong hơn một năm

Doanh thu của Petrolimex vẫn tăng trưởng nhờ mặt bằng giá xăng dầu cao hơn, nhưng cả lợi nhuận gộp lẫn lợi nhuận đều đang lao dốc.

 

 

Một cửa hàng xăng dầu Petrolimex vắng vẻ trong thời gian giãn cách xã hội. (Ảnh: Song Ngọc).

 

 

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex – Mã: PLX) cho biết sản lượng kinh doanh xăng dầu quý III/2021 chỉ bằng 77% so với cùng kỳ 2020. Đồng thời các công ty con của tập đoàn này trong các lĩnh vực vận tải, nhiên liệu bay, kho bãi, hóa dầu đều bị ảnh hưởng của đợt dịch COVID-19 thứ tư và quãng thời gian phong tỏa nghiêm ngặt ở nhiều địa phương.

 

 

Do mặt bằng giá xăng dầu trong quý III năm nay cao hơn hẳn so với quý III năm ngoái nên doanh thu thuần của Petrolimex vẫn tăng trưởng 26% lên 34.625 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp giảm tới 35% còn 2.036 tỷ đồng, cho thấy giá vốn hàng tồn kho của Petrolimex trong quý vừa qua cao hơn hẳn so với cùng kỳ.

 

 

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều giảm nhưng không đủ để bù đắp sự đi xuống của lãi gộp. Bên cạnh đó, đóng góp từ các công ty liên doanh liên kết cũng sa sút, riêng lợi nhuận từ Công ty TNHH Castrol BP Petco giảm 122 tỷ đồng so với cùng kỳ.

 

 

Do vậy, lãi sau thuế quý III năm nay giảm hơn 91% so với con số 921 tỷ đồng của quý III/2020, chỉ còn gần 80 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất của Petrolimex kể từ sau khoản lỗ hơn 1.800 tỷ trong quý I năm ngoái.

 

 

Lũy kế ba quý đầu năm, Petrolimex báo cáo tổng doanh thu 119.812 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ và thực hiện gần 89% kế hoạch năm. Bên cạnh đó công ty hiện có lợi nhuận trước thuế 2.952 tỷ, cao gấp 15,3 lần cùng kỳ và hoàn thành 88% mục tiêu cả năm.

 

 

 

 

Giá trị hàng tồn kho cuối quý III là 11.738 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cuối quý II và chiếm 19,1% tổng tài sản. Đây là tỷ lệ tồn kho/tài sản cao nhất của Petrolimex kể từ cuối quý III/2018 trở lại đây.

 

 

Triển vọng của Petrolimex sau giãn cách

Trong báo cáo phân tích hồi giữa tháng 10, Chứng khoán VNDirect nhận định sản lượng tiêu thụ xăng dầu nội địa của Petrolimex sẽ tăng trở lại 5% mỗi năm trong giai đoạn 2022-2023, nhờ vào hai nhân tố.

 

 

Thứ nhất là sự phục hồi của hoạt động sản xuất và di chuyển của dân cư tại Việt Nam từ quý IV/2021 trở đi. Thứ hai là tiêu thụ sản phẩm xăng dầu tại Việt Nam vẫn đang ở mức thấp so với các nước trong khu vực, cho thấy tiềm năng rất lớn của thị trường phân phối xăng dầu nước ta.

 

 

Hiện nay, Petrolimex đang thống lĩnh thị trường phân phối xăng dầu thông qua khoảng 5.500 cửa hàng. Thị phần năm 2020 đạt khoảng 50%, bỏ xa doanh nghiệp đứng ngay sau là PVOIL.

 

 

VNDirect kỳ vọng Petrolimex sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 – 2022 từ mức thấp của năm 2020, ghi nhận tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng 246% trong năm nay và 28% trong năm sau. Mặt khác, kế hoạch thoái vốn khỏi PG Bank có thể sẽ là động lực tăng giá tiềm năng cho giá cổ phiếu PLX trong thời gian tới.

 

 

Hoai Linh – tổng hợp

Related posts

Link trực tiếp bóng đá Xoilacl.cc miễn phí

Xem tructiep https://socolivenn.cc/